Chủ Nhật | 08/04/2012 13:56

Ứng viên Tổng thống Mitt Romney có thể cứu kinh tế Mỹ

Tổng thống Barack Obama có thể không đảm đương nhiệm kỳ thứ 2 tốt như nhiệm kỳ thứ nhất, trong khi nghị sỹ Cộng hòa Mitt Romney có thể làm được.
Lý do lớn nhất vẫn là thâm hụt. Khoản thâm hụt khổng lồ trong những năm vừa qua thực ra lại là một điều tốt.

Nước Mỹ đang cần thâm hụt tài khóa đủ lớn để giúp khu vực tư nhân giảm gánh nặng nợ nần. Nếu Obama tái trúng cử, ông này chắc chắn sẽ tăng thuế và giảm chi tiêu để cắt giảm thâm hụt. Nếu Romney trúng cử, ông chắc chắn sẽ tận dụng mọi phương tiện sẵn có để đảm bảo nước Mỹ có khoản thâm hụt tài khóa mà nó đang cần.

Những khoản hỗ trợ khổng lồ từ phía chính phủ đã giúp nợ trong dân cư giảm xuống đáng kể chỉ còn 1% GDP, và đồng thời giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Biều đồ sau đây sẽ giải thích cho quan sát này.

d
Đường màu đỏ là nợ trong dân với đơn vị đo % GDP. Đường màu đỏ đã lên gần đến mốc 100% ở gần đỉnh điểm của thời kỳ bong bóng, và kể từ đó liên tục đi xuống. Đường màu xanh da trời là nợ chính phủ đối với GDP. Trước khủng hoảng nó dừng ở mức 70% trước khủng hoảng và giờ đây đã trở lại mức 100%. Đường màu xanh lá cây chính là GDP.

Nhờ có sự tăng lên nhanh chóng trong nợ chính phủ mà GDP đã tăng trưởng trở lại trong khi nợ chính phủ giảm đi trông thấy. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Các hộ gia đình vẫn cần được trợ cấp ở mức cao và xu hướng giảm xuống liên tục trong giá nhà đất không có lợi chút nào cho bảng cân đối tài sản trong các hộ gia đình.

Diễn biến này vẫn tiếp tục hiện diện trong nhiều khía cạnh  khác của nền kinh tế, từ tỷ lệ thất nghiệp 8,3% đến chỉ số CPI ngăn chặn lạm phát và tượng trưng cho nền kinh tế đang chùng xuống.

Vì vậy xu hướng bắt đầu từ thời Obama – xu hướng được đặc trưng bởi thâm hụt nặng nề và bảng cân đối tài sản trong dân cư được cải thiện, cần phải được duy trì. Nhưng không may là, rất có thể nếu Obama thắng cử lần này, xu hướng này sẽ không thể được tiếp tục một cách suôn sẻ. Có hai lý do cho điều này:

 Theo những báo cáo gần đây, Obama muốn việc cắt giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu sớm hết hạn, để ngân sách có thể tăng trở lại. Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy Obama tin vào việc tiêu xài khi đang có thâm hụt. Ông chắc chắn sẽ ủng hộ thặng dư hơn, nhưng phải là thặng dư mang lại qua thuế, giúp bơm tiền vào nền kinh tế trong khi việc này sẽ làm chính phủ xa rời mục tiêu giảm nợ trong dân cư. Ngay cả trong những cuộc thương lượng về trần nợ, ông cũng muốn đạt được những khoản “mặc cả lớn” để thâm hụt có thể giảm đi vài tỷ đô la trong thập kỷ tới.

Cùng lúc đó, không khí chính trị giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Washington là không hề dễ chịu. Năm tới, quả bom tài khóa dưới dạng cắt giảm thuế hết hiệu lực, trần lãi suất hay cắt giảm chi tiêu tự động sẽ được kích nổ. Và nếu sự chia rẽ chính trị tiếp diễn như hiện nay thì rất khó, nếu không nói là không thể gỡ kíp nổ cho quả bom này.

Nhưng nếu Mitt Romney được chọn, quả bom này sẽ có thể được ngăn chặn.

Đầu tiên, ông Romney luôn phản đối việc tăng thuế. Đến lúc Mitt Romney nhậm quyền, chính sách giảm thuế của Bush đã hết hạn thi hành nhưng một khi ông này bước chân vào Nhà Trắng, ông chắc chắn sẽ tìm cách duy trì mức thuế thấp nhất có thể.

Hơn nữa, một điều chắc chắn là đảng Cộng hòa trong Quốc hội sẽ nhanh chóng quên đi việc thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi tiêu vì đây đều là đường lối của những đảng đối lập. Đảng Cộng hòa ủng hộ thâm hụt ngân sách, và ủng hộ việc mở rộng quyền lợi theo chính sách thời Bush và Reagan. Cắt giảm thâm hụt chỉ trở thành một phần của hệ tư tưởng của đảng này kể từ thời Obama và sẽ nhanh chóng biến mất cùng với Obama khi ông này rời ghế Tổng thống.

Nguồn Business Insider/DVT


Sự kiện