Chủ Nhật | 16/03/2014 15:08

Ứng viên phó Chủ tịch Fed Stanley Fischer, thầy giáo của các thống đốc ngân hàng

Stanley Fischer là thầy dạy của cựu chủ tịch Fed Bernanke và chủ tịch ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi.
Stanley Fischer
Stanley Fischer

Nếu không có gì thay đổi, thì nhàkinh tế học Stanley Fischer là sẽ trở thành phó thống đốc ngân hàng mới củaFed. Là một nhà kinh tế học xuất sắc, ông cũng là người hướng dẫn luận văn của cựu chủ tịch FedBen S. Bernanke, chủ tịch ngân hàng Trungương châu Âu Mario Draghi hay nhà kinh tế học nổi tiếng Greg Mankiw.

Tạp chí Global Finance năm 2012 khi xếp hạng các thống đốc ngân hàng đã xếp hạng “A” cho Fisher, trong khi chỉ xếp Bernanke hạng “B” và Draghi là hạng “B-”.

Rất nhiều người trong giới chuyênmôn đồng ý, Fischer là lựa chọn số một hiện nay cho ông Obama và cho nước Mỹ.

Ông ý tốt cho tiền!

Fischer, hiện 70 tuổi, là một nhânvật được kinh trọng rộng rãi trong giới chính sách kinh tế của thế giới. Nhữnghoạt động nghiên cứu của ông trong những năm 1970 đã cung cấp sự minh triết chocác chính sách tiền tệ tích cực ngày nay. Và các sinh viên của ông có cả Ben S.Bernanke và Mario Draghi.

Từ bài báo đầu tiên năm 1977 về giácả và thị trường cho đến các vai trò mà ông lần lượt kinh qua như phó chủ tịchCitigroup, phó chủ tịch IMF, kinh tế trưởng WB, cho thấy ông thể hiện như một người lão luyệnvới tiền tệ và các chính sách tiền tệ..

Rồi sau đó ông bắt đầu hoạt độngtrong lĩnh vực làm chính sách, bao gồm cả vai trò nhân vật số 2 tại IMF trongthập niên 90 của thế kỷ trước và gần đây nhất, là 8 năm trong vai trò thống đốccủa ngân hàng trung ương Israel., công việc mà ông nghỉ từ tháng 6.

Stanley Fischer mang cả hai quốctịch Mỹ và Israel, nên quanh việc ông vào Fed cũng có một chuyện thú vị là ôngđã từng làm Thống đốc ngân hàng của Israel trong 8 năm.

Thời kỳ làm Thống đốc Ngân hàngIsarel, ông được đánh giá là người có công lớn trong việc khắc phục hậu quả dokhủng hoảng năm 1997 gây ra và giúp cho kinh tế Isarel hồi phục chỉ sau 1 quýsuy giảm.

Stanley Fischer đã cống hiến phầnlớn cuộc đời của mình trong vai trò là người cải thiện chính sách kinh tế tạicác nước đang phát triển. Ông tham gia vào lĩnh vực hoạch định chính sách vớivai trò là Phó chủ tịch IMF trong những năm 1990.

Ông cũng là Chủ tịch của Citigrouptrong nhiệm kỳ năm 2002 – 2005 và từng lặng thầm làm việc cho hệ thống ngânhàng Palestin.

Và giờ thì ông đang bước một chânvào vai trò mới tại Mỹ, đất nước của ông, để giải quyết những vấn đề "khó nhằn" với đồng nghiệp Yellen.

New York Times có nhắc đến lời nói đùa của cựu bộ trưởngtài chính Mỹ Robert Rubin vè một cuộc đánh cược trị giá 1$ về hiệu suất nềnkinh tế 2014 với Fischer cuối tuần trước: Tôi nghĩ ông ý tốt cho tiền!

Rõ là ông ý tốt cho tiền!

Stanley Fishcher – nhà kinh tế học

Fischer từng nói rằng nền giáo dụcmình được hưởng ở Mazabuka, rồi phần thuộc địa của Anh của Bắc Rhodesia, thầmnhuần vào ông niềm đam mê phát triển kinh tế.

"Một trong những thứ làm tôi thíchthú với kinh tế học, đặc biệt, là vì Dag Hammarskjöld là một nhà kinh tế, “Fischer trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2004 với bạn ông, OlivierBlanchard, giờ là kinh tế gia trưởng tại IMF. “Khi tôi còn học trung học, DagHammarskjöld là một con người vĩ đại. Rồi ông bị sát hại ở Congo. Tôi biết ông đã làm điều tốt cho thế giới và bố mẹ tôi đã nuôilớn tôi để tin rằng tôi phải làm điều gì đó tốt đep cho thế giới này. Tôi nhậnra rằng kinh tế học sẽ giúp bạn làm điều tốt.”

Dag Hammarskjöld là nhà nghiên cứu kinh tế người Thụy Điển, Tổng thư ký Liên hợp quốc từ năm 1953 cho đến khi ông mất trong một tai nạn máy bay đầy nghi vấn ngay cửa ngõ Congo trong chuyến đi nhằm dàn xếp ngừng bắn giữa lực lượng bảo an Liên hợp quốc và một nhóm vũ trang.

Fischer đến Mỹ vào cuối những năm60, theo học chương trình tiến sĩ tại MIT, rồi sau đó là 2 thập kỷ làm giáosư kinh tế.

Fisher bắt đầu giảng dạy tại đại họcChicago năm 1969. Từ 1977 đến 1988 ông làm giáo sư tại khoa kinh tế của Việncông nghệ Massachuset (MIT).

Sau khi học lên bằng Tiến sĩ tại Việncông nghệ Massachusetts tại Mỹ, ông bắt đầu công việc của một chuyên gia kinhtế trong gần 20 năm. Cuối những năm 1980, ông là nhà kinh tế học tại Ngân hàngThế giới.

Là một trong những bộ óc lý luận kinhtế học hàng đầu của thế giới, những lýluận kinh tế ông rút ra từ quá trình hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn vàonhững năm 1970 rất hữu ích với những nhà hoạch định chính sách tiền tệ ngàynay.

Công trình nổi tiếng nhất của ông năm 1977 đã giúp nhóm lên ngọnlửa hồi sinh tư tưởng rằng các ngân hàng trung ương có thể kích thích hoạt độngkinh tế.

Năm 1977, ông công bố bài báo "Long-TermContracts, Rational Expectations, and the Optimal Money Supply Rule", công trình đã đưa ông vào vị trí trung tâm của trường phái Keynes mới. Tư tưởng chính của bàibáo cho rằng việc giá cả có tính “dính” (stikiness) sẽ dẫn tới những khiếmkhuyết của thị trường.

Ông trở thành công dân Mỹ năm 1976.

Fischer đã từng ủng hộ những nỗ lựccủa Fed và các ngân hàng trung ương để khôi phục lại tăng trưởng kinh tế, nhưngông cũng mô tả rằng lợi ích sẽ rất giới hạn. “Bạn phải làm rất nhiều với chinhsách tiền tệ, nhưng sẽ không thể có lại nền kinh tế tăng trưởng nhanh như trước.” Ông phát biểu trên Bloomberg TV hồi tháng Chín. “Chúng ta cần chính sách tài khóa”.Nhà báo Binyamin Appelbaum, trong bài bình luận mới đây trên New York Times nhận xét rằng, vui tính, nhãnhặn, khiêm nhường, Fischer có kỹ năng đưa ra những quan điểm sắc bén mà khôngtạo ra kẻ thù.Cựu bộ trưởng tài chính Lawrence H.Summers, nêu quan điểm của mình tại một hội nghị tháng 11 do IMF tổ chức đểvinh danh Fischer, rằng đã có ít cuộc khủng hoảng tài chính hơn trong nhữngthập kỷ sau Thế chiến II bởi vì dân chúng đã hành động thận trọng.“Larry,” Fischer đáp lời “ tôi tựhỏi rằng 35 năm sau Thế chiến III, có cái quái gì để làm trong cái thực trạng tự dohóa tài chính vẫn chưa diễn ra.”Bài phát biểu mà Fischer chuẩn bịtrước Ủy ban Thượng viện, được công bố hôm thứ Tư vừa rồi, tập trung vào tầmquan trọng của vai trò của Fed như một người tạo ra các luật lệ tài chính (financial regulator). “Cuộc Đại suy thoái đã đưa đến bài học rằng Fed khôngchỉ làm nhiệm vụ kép của nó, mà còn đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của hệthống tài chính ”.Stanley Fischer quay trở lại khu vực ra chínhsách cuối những năm 1980 – sự thay đổi mà ông Bernanke và những người khác sẽkể về nó như nguồn cảm hứng cho sự nghiệp của họ - bằng viẹc gia nhập Ngân hàngthế giới trong vai trò kinh tế trưởng. Rồi sau khi trở về với thế giới kinhviện, chính quyền Clinton đã bổ nhiệm ông thành Phó giám đốc điều hành thứ nhấtcủa IMF.

Các nước đang phát triển đã chịu mộtchuỗi khủng hoàng tài chính trong thời gian Fischer hoạt động tại quỹ IMF vàhững thay đổi trong chính sách kinh tế mà IMF đòi hỏi từ các nước tìm kiếm sựgiúp đỡ vẫn còn gây tranh cãi đến tận bây giờ. Những yêu cầu tiêu biểu nhất củaquỹ này là cắt giảm chi tiêu nội địa và mở cửa rộng hơn cho đầu tư nước ngoài.Những người chỉ trich lập luận rằng những thy đổi này lợi bất cập hại.

“Hàng chục triệu người đã bị ném vào cảnhnghèo đói không cần thiết,” Mark Weisbrot, đồng giám đốc của Trung tâm tự do nghiêncứu chính sách và kinh tế. Ông nói rằng nước Mỹ phải gánh chịu khi chính đồng tiền của nhữngnước này bị mất giá và đẩy hàng xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ gây ra thâmhụt thương mại cao kỷ lục.”

“Ông ý đã bao giờ thừa nhận ra họ đã sai trongkhủng hoảng châu Á” Weisbrot đặt câu hỏi. “Nếu ông ý chưa từng thừa nhận điềunày, thì tôi sẽ chẳng tin vào ông ý.”

Nhiệm kỳ làm giám đốc điều hànhCitigroup của Fischer từ 2002 đến 2005 cũng nằm dưới tầm ngắm của các nghị sĩđảng Dân chủ, những người muốn giới hạn mạnh mẽ hơn những ngân hàng lớn.

“Tôi chưa từng ở khu vực tư nhân và điều đóthật thú vị”. Fischer nói vào năm 2004.

Ông đã lãnh đạo nhóm cố vấn khu vựccông của ngân hàng này và làm việc tại ngân hàng với vai trò chủ tịch của CitigroupInternational, giám sát các hoạt động nước ngoài của ngân hàng, làm việc theomột hợp đồng cho phép ông được rời đi với một công việc cao cấp chomột chính phủ mà không mất đi quyền chọn cổphiếu của mình. Khi Israel mời ông vào cuối năm 2004, ông đã rời đi.

Stanley Fischertrở thành công dân Israel vào năm 2005, trong khi vẫn giữ quốc tịch Mỹ, nhưngông gắn bó với đất nước này (Israel) và ông có thể nói tiếng Do Thái. Chuyến điđến Israel của ông từng được một tờ báo địa phương so sánh với việc muaRonandinho về cho một đội bóng địa phương của Israel.

Mặc dù kinh tế Israel cũng “bất tỉnh”trong cơn suy thoái toàn cầu, nhưng nó chưa từng rơi vào suy thoái. Fischer cắtgiảm lãi suất nhanh chóng ngay khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, và phá vỡ cácnguyên tắc của IMF mà chính ông có vai trò trong việc soạn ra. Ông đã xây dựnghệ thống dự trữ ngoại hối để giới hạn sự tăng lên của đồng shekel (tiềnIsrael).

Shlomo Maital, giáo sự Viện quản lý Technion,nhắc đến Fischer cùng với “việc dẫn hướng Israel xuyên qua cuộc khủng hoảng tàichính bắt đầu từ năm 2008, với một chút tổn thương, bằng những thao tác thôngminh kiểm soát lãi suất và lựa chọn thời gian hoàn hảo”

Fischer cũng lặng lẽ làm việc để bảovệ hệ thống ngân hàng của Palestine. Khi ông rời khỏi vị trí năm ngoái, tất cảcác quan chức Israel và Palestine đều tiếc nuối.

Với một nhân vật có đủ uy tín vàkinh nghiệm làm cả giới học giả vầ giới ra chinh sách kinh trọng, chính quyềncủa ông Obama đang có một sựa lựa chọn đầy thuyết phục.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện