Thứ Bảy | 22/03/2014 14:15

UN: Cơn khát năng lượng đe dọa tài nguyên nước

Nhà sản xuất năng lượng mâu thuẫn với nông dân, nhà máy nước, đơn vị cung cấp nước và dịch vụ vệ sinh.

Sản xuất năng lượng sẽ ngày càng nặng gánh hơn với tàinguyên nước trong các thập niên tới. Trong lúc đó 1 tỉ người đã thiếu cả điệnvà nước, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

“Đang có tiềm năng mâu thuẫn ngày càng lớn giữa sản xuất điệnvới các nhóm người dùng nước và các tính toán cho môi trường,” theo Báo cáoPhát triển Nước Thế giới Liên Hợp Quốc ra ngày thứ sáu 21/3. Báo cáo tập trungvào nước và năng lượng, với kết luận 90% sản xuất điện “dùng nhiều nước”.

Sản xuất khí và đá phiến dầu cùng với nhiên liệu sinh học“có thể đưa ra rủi ro đáng kể” tới các nguồn nước. Nó khiến nhà sản xuất nănglượng mâu thuẫn với nông dân, nhà máy nước, đơn vị cung cấp nước và dịch vụ vệsinh.

Khai thác đá phiến
Khai thác đá phiến sử dụng phân rã thủy lực, dùng nước để hút dầu và khí lên

Các nhu cầu liên quan tới nước của sản xuất năng lượng đãtăng gấp ba từ 1995, theo GE Water. Nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng ít nhất là2/3 nữa vào 2035 do tăng trưởng dân số.

Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở, các công tơ đo thông minh, vàcông nghệ sạch sẽ giúp bảo tồn tài nguyên. “Hàng tỉ gallon nước bị rò rỉ mỗingày, và cần năng lượng để làm sạch và vận chuyển nước,” theo Sensus, nhà pháttriển hệ thống công tơ nước Mỹ. “Khi nước bị lãng phí, năng lượng cũng lãng phítheo.”

Công nghiệp năng lượng “cần phải hiểu là nếu họ không tính tớinước, họ sẽ gặp vấn đề,” theo Michel Jarraud, người đứng đầu cơ quan Nước LiênHợp Quốc. “Nguồn nước đã là một yếu tố giới hạn với các dự án năng lượng ở nhiềuquốc gia, đặc biệt là ở châu Á.”

Nhu cầu song song Nước-Năng lượng

Lời cảnh báo này của Liên Hợp Quốc đưa ra trước ngày Nước ThếGiới, bắt đầu từ 21/3 tại Tokyo. Sự bùng nổ ngành năng lượng đá phiến ở Mỹ đã làm dậylên mối lo về rủi ro của việc phân rã thủy lực (hydraulic fracturing). Quátrình này sử dụng khối lượng nước lớn để hút dầu và khí từ đá phiến nên có thể ảnhhưởng tới chất lượng nước địa phương và gây áp lực lên nguồn cung.

Dự án kênh đào chuyển nước khổng lồ của Trung Quốc vận chuyển nước tới các vùng khô hạn
Dự án kênh đào chuyển nước khổng lồ của Trung Quốc vận chuyển nước tới các vùng khô hạn

Nước là “sống còn với năng lượng. Khoảng 80% nước dùng trongngành công nghiệp năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện. Tức là phần còn lạitiêu dùng gần như là không,” theo N.K Ranganath giám đốc quản lý của chi nhánh ẤnĐộ tập đoàn Grundfos AS, nhà sản xuất thiết bị bơm nước Đan Mạch. “Chừng nào bạncòn sản xuất nhiệt điện, bạn còn cần nước. Không có công nghệ nào thay thế đượcnước trong nhiệt điện.”

Trên toàn cầu, khi nhu cầu nước tăng, ước tính hơn 40% dân sốdự kiến sẽ sống trong các khu vực “thiếu nước trầm trọng” vào 2050.

Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, tổ chức cố vấn cho các nướcsản xuất dầu ước tính sản xuất điện sẽ cần 1/5 lượng nước hút lên toàn cầu vào2035 so với mức 15% năm 2010. Trong thời kỳ này, họ dự báo mức tiêu thụ nước sử dụng không trả lại nguồn, sẽ tăng “đột ngột” 85%.

Lo lắng về hạn hán

Ở Mỹ, “sự thiếu nước đe dọa giới hạn hoạt động sản xuất dầuvà khí từ đá phiến đang mới phát triển,” theo báo cáo của IEA

Trận hạn hán ở Texas đã “làm tăng lo lắng về nguồn nước,”theo báo cáo. Cơ quan Giám sát hạn hán của Mỹ cho thấy điều kiện hạn từ trungbình tới bất thường ở 37,5% bang này cũng như toàn bộ miền tây hệ thống sông Mississipi.

Ở các nước đang phát triển, giới hạn về nước thường xuyên dẫntới thiếu điện, ví dụ thời kỳ mùa mưa lớn của Ấn Độ bị chậm lại 2 năm trước, đãlàm tăng nhu cầu và các đợt cắt điện. Trận hạn hán ở Trung Quốc 2011 hạn chếcác nhà máy thủy điện ở sông Trường Giang hoạt động dẫn tới thiếu điện.

Đường ống tưới nhỏ giọt là một công nghệ dùng ít nước trong nông nghiệp
Đường ống tưới nhỏ giọt là một công nghệ dùng ít nước trong nông nghiệp

Thiếu hụt điện năng

Hạn hán làm nạn thiếu hụt điện tồi tệ hơn và dẫn tới giới hạnkhả năng tưới tiêu đồng ruộng của nông dân, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.Chính sách định giá nước cũng có vai của mình vì chúng “hiếm khi ảnh hưởng tớichi phí thật sự” nên các nhà sản xuất điện không có động cơ để tiết kiệm.

Khoảng 1/5 các tầng chứa nước của thế giới bị hút quá mức vànhu cầu nước dự kiến sẽ còn tăng 55% đến 2050. Nguyên nhân chính vẫn do dân sốtăng vọt và nhu cầu từ các nhà máy, lò phát điện và nông nghiệp, theo báo cáo.Cùng lúc đó thì 2 tỉ người sẽ không có khả năng dùng nước sạch và ít nhất 1,3 tỉsẽ thiếu điện, hầu hết ở châu Á và châu Phi.

“Điện được coi là ngành công nghiệp lớn thu hút được nhiềuchú ý từ các chính trị gia và có nhiều đầu tư hơn nước,” Jarraud nói. Nhưng “đểthỏa mãn nhu cầu năng lượng chúng ta đang áp dụng các biện pháp cần dùng tới nướcnhiều hơn” như là các dự án đá phiến và trồng trọt phục vụ nhiên liệu sinh học.

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Sự kiện