Ukraine giằng xé giữa EU và Nga
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt nguồn từ mối quan hệ tay ba phức tạp giữa nước này với Nga và EU. Ảnh minh họa: New York Times |
Ukraine với tổng diện tích 603.700 km2 và dân số hơn 45 triệu người, là quốc gia lớn nhất nằm chắn giữa Nga và EU. Cho đến trước năm 1991, Ukraine vẫn là một nước thành viên thuộc Liên Xô, và chỉ trở thành quốc gia có chủ quyền độc lập sau khi siêu cường của mặt trận phía Đông tan rã và bức tường Berlin sụp đổ.
Nhưng quá trình hình thành nhà nước Ukraine độc lập không chỉ là vấn đề chính trị nội bộ, mà là kết quả của mối quan hệ phức tạp giữa quốc gia này với Nga và phương Tây.
EU với sự hậu thuẫn của Mỹ tập trung xây dựng và củng cố mối quan hệ với các nước Đông Âu, nhằm truyền bá hệ giá trị tư tưởng phương Tây. Chính vì vậy, EU coi việc Tồng thống Viktor Yanukovych từ chối ký kết hiệp định thương mại với khối hồi cuối năm 2013, là biểu hiện của sự quy thuận trước sức ép chính trị từ Nga.
Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow không gây sức ép lên Kiev, và rằng "Nga đã, đang và sẽ luôn tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các quốc gia mới hình thành sau khi Liên Xô sụp đổ".
Hàng chục nghìn người đã đổ xuống đường tại thủ đô Kiev vào đầu tháng 11/2013, yêu cầu Tổng thốngYanukovych tái khởi động đàm phán để nối lại việc ký kết hiệp định thương mại với EU.
Trong bối cảnh các nhà ngoại giao châu Âu đòi hỏi Ukraine cam kết cải cách mạnh mẽ hơn, ông Yanukovych quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga nhằm làm giảm khủng hoảng kinh tế. Một thỏa thuận được lãnh đạo hai nước ký kết tại Moscow vào giữa tháng 12/2013.Theo đó, Nga đồng ý chi 15 tỷ USD để mua trái phiếu của Ukraine và giảm giá gas tới một phần ba.
Tuy nhiên, phe đối lập ủng hộ EU chỉ trích rằng thỏa thuận này như một sự đầu hàng của Ukraine trước Nga.
Cuộc biểu tình suốt ba tháng qua cũng là kết quả của sự mâu thuẫn giữa hai miền đông và tây Ukraine. Người biểu tình đa phần đến từ các vùng phía tây, gần gũi với EU về cả phương diện địa lý và quan điểm chính trị. Trong khi đó, cánh phía đông lại có liên hệ gần gũi với Nga.
Thậm chí không ít người so sánh sự kiện lần này với cách mạng Cam năm 2004, cuộc vận động chính trị khiến ôngYanukovych phảitừ bỏ tham vọng thành tổng thống trong thời gian 5 năm.Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử năm 2010 được cho là vẽ lại bản đồ địa chính trị tại châu Âu, đảo ngược con đường của cách mạng Cam và đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng của Nga.
"Những thay đổi diễn ra sau cách mạng Cam chưa đủ độ sâu rộng. Nhưng thời gian gần đây, người ta dường như ý thức mạnh mẽ rằng có một cơ hội thực sự cho sự bắt đầu mới", CNN dẫn lời chuyên gia phân tích chính sáchDalibor Rohac thuộc Viện nghiên cứu Cato.
Một nguyên nhân khác khiến Tổng thốngYanukovychngả về phía Moscow, chứ không phải EU là bởi hiệp định thương mại với Liên minh còn đi kèm với điều kiện trả tự do cho cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, địch thủ chính trị một thời của ông.
EU luôn coi việc bàTymoshenko bị kết án 7 năm tù cho tội danh lạm dụng chức vụ khi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009 là mang động cơ chính trị.
Mỹ và EU công khai ủng hộ người biểu tình chống chính phủ. Trong khi đó, Nga lên tiếng kêu gọi người biểu tình "từ bỏ các mối đe dọa và tối hậu thư", cũng như coi hành động chiếm giữ quảng trường Độc Lập mang "tính khiêu khích".
Nhưng giữa Mỹ và EU cũng không hoàn toàn thống nhất quan điểm trong vấn đề Ukraine.Bà Victoria Nuland, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu được cho là đã nói một câu chửi thề EU trong cuộc điện đàm gần đây với đại sứ Mỹ tại Ukraine.Trong đoạn video dài 4 phút được tung lên Youtube, bà tỏ thái độ giận dữ với EU vì khối này thiếu hành động đối phó với biểu tình ở Ukraine.
Một đoạn video thứ hai được tung lên mạng ngay sau đó, ghi lại cuộc đối thoại giữa ôngHelga Schmid, một quan chức ngoại giao cao cấp của Đức, với đặc sứ EU tại Kiev. ÔngSchmid phản nàn việc Mỹ chỉ trích chính sách đối ngoại của châu Âu là "không công bằng".
Người biểu tình muốn Tổng thốngViktor Yanukovych từ chức, để mở đường cho cuộc cải tổ chính trị mới. Ảnh minh họa:KyivPost |
Tiêu điểm của phong trào biểu tình không chỉ còn xoay quanh hiệp định thương mại, mà tập trung vào kết cấu quyền lực hiện tại. Phe đối lập yêu cầu Tổng thốngYanukovych từ chức, để mở đường cho cuộc bầu cử mới. Họ tố cáo ông tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, khuynh loát cả quốc hội.Rất nhiều đề nghị cải cách được phe đối lập đưa ra trong những tuần gần đây, để thay đổi luật hiện hành và thậm chí là cả hiến pháp.
Tổng thốngYanukovych không có ý định nởi lỏng quyền kiểm soát với chính phủ, mà còn nỗ lực khống chế phong trào biểu tình bằng những biện pháp mạnh tay hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bạo lực nhanh chóng leo thang trong thời gian gần đây,khiến ít nhất hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương.
Sau cuộc đụng độ đẫm máu tối 18/2, Tổng thốngYanukovych và lãnh đạo phe đối lập đãđạt được thỏa thuận đình chiến và bắt đầu tiến trình đàm phán. Đâyđược cho là động thái tích cực trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ngày càng đi vào bế tắc.
"Lãnh đạo của cả phe đối lập và chính phủ đã đối thoại trong nhiều tuần nay. Các nhà ngoại giao hàng đầu quốc tế cũng tham gia vào tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng. Nhưng kết quả nhận được dường như là ngày càng tệ hơn", bình luận viênGreg Botelho của nhận định. "Liệu chính phủ hay phe đối lập có chấp nhận nhượng bộ để kết thúc mọi việc trong hòa bình hay không. Câu hỏi dường như khó lòng có lời giải đáp vào lúc này".
Đức Dương
Nguồn Vnexpress.net