Ảnh: TL

 
Bá Ước Thứ Bảy | 23/11/2019 15:44

Tỷ phú Tony Fernandes: AirAsia muốn là Amazon trong ngành du lịch

Ông Fernandes vừa chia sẻ về kế hoạch mở rộng của AirAsia, trong đó có nhận định về thị trường hàng không Việt Nam, và tầm nhìn dài hạn của hãng.

Ông Fernandes vừa chia sẻ về kế hoạch mở rộng của AirAsia, trong đó có nhận định về thị trường hàng không Việt Nam, và tầm nhìn dài hạn của hãng.

Cụ thể, AirAsia đang xem xét nghiêm túc về việc ra mắt một công ty con tại Campuchia, sau đó là Trung Quốc và Myanmar.

"Tôi thích Campuchia, Trung Quốc và Myanmar," Ông Tony Fernandes, CEO và đồng sáng lập của AirAsia, nói với Nikkei Asian Review trong một cuộc phỏng vấn. Và ông nói thêm rằng công ty của ông hiện đang tìm kiếm một đối tác tại Campuchia.

Sau lần thử thứ 3 để thành lập một liên doanh hàng không tại Việt Nam thất bại vào đầu năm nay, ông Fernandes cho biết ông đã chuyển trọng tâm sang các nước khác trong khu vực.

 ►►Vì sao AirAsia lại chấm dứt liên doanh hàng không tại Việt Nam?

"Bây giờ tôi không có bất kỳ kế hoạch nào với Việt Nam sau ba lần thử", ông Fernandes chia sẻ. Nói thêm về vấn đề này, ông cho biết: "Chúng tôi không thể tìm được đối tác phù hợp và bây giờ tôi nghĩ có quá nhiều hãng hàng không ở đó”.

Việc Campuchia ngày càng nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn đã khiến các hãng hàng không ngày một chú ý tới thị trường này. Ngoài ra, trong dài hạn, ông Fernandes cho biết ông muốn AirAsia thành lập một hãng hàng không tại Trung Quốc.

Amazon của ngành du lịch

Ngoài việc tìm kiếm các cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, ông Fernandes cũng đang đẩy mạnh các kế hoạch để biến hãng hàng không của mình thành một công ty công nghệ thông qua các khoản đầu tư hàng năm là 100 triệu ringgit (hơn 5.500 tỷ đồng). Ông cho biết AirAsia sẽ trở thành một "hãng hàng không kỹ thuật số" vào quý đầu tiên của năm tới, và rằng công ty của ông hiện đã đi được gần một phần ba chặng đường.

Tầm nhìn của ông bao gồm chuyển đổi nền tảng bán vé trực tuyến của AirAsia thành một nền tảng thị trường trực tuyến (marketplace) dành cho ngành du lịch, điều sẽ biến công ty thành "Amazon trong ngành du lịch".

Bước đầu tiên của lộ trình đó là cho phép khách du lịch mua vé của các hãng hàng không đối thủ trên chính trang web của AirAsia.com.

"Hiện tại, không ai truy cập AirAsia.com và mua vé máy bay ngay lập tức," ông Fernandes nói.  Ông giải thích: "Họ chắc chắn sẽ so sánh giá vé trên một số trang web khác, và bây giờ tôi muốn những khách hàng thực hiện so sánh giá ngay trên nền tảng của chúng tôi."

Bước tiếp theo sẽ là tích hợp việc đặt phòng khách sạn và dịch vụ khác trên cùng một nền tảng. Ông Fernandes thừa nhận rằng các cổ đông thiểu số của AirAsia có thể không hoàn toàn ủng hộ giấc mơ kỹ thuật số của ông. Tuy nhiên, ông tin rằng hiệu suất tài chính dài hạn của công ty sẽ thay đổi nhận thức của họ.

Nguồn Nikkei Asian Review