"Tư bản trong thế kỷ 21": Tương lai xã hội dưới sự dẫn đường của bất bình đẳng
Thomas Piketty - năm nay 42 tuổi, là một cái tên nổi tiếng trong giới khoa học Pháp. Ông hiện là giáo sư tại Trường Kinh tế Paris, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại Trường Cao học Khoa học Xã hội (EHESS). Cuốn sách (Tư bản trong thế kỷ 21) của ông với bản dịch tiếng Anh đang thịnh hành trên thế giới thời gian gần đây.
của Anh đánh giá có tầm quan trọng như bộ (Tư bản) của. Còn Paul Krugman, Nobel kinh tế 2008 thì coi "đây là cuốn sách sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về xã hội lẫn cách chúng ta vận hành nền kinh tế".
Sau đây là bài viết của chính tác giả cuốn "Tư bản trong thế kỷ 21" về chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ hiện tại. "Sự phân bổ bất bình đẳng trong sở hữu tài sản và thu nhập (cổ tức, lợi suất, tiền cho thuê, lợi nhuận đầu tư) vẫn là sự bất bình đẳng chủ yếu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa." Thomas Piketty |
Người ta thường nói rằng, chủ nghĩa tư bản của đầu thế kỷ 21 là "tài sản". Người ta cũng thường nghe nói rằng, những chuyển động giá và lợi nhuận từ những tài sản tài chính và bất động sản đóng vai trò chủ đạo trong nền tư bản ấy. Điều đó không sai. Nhưng giờ đây, chúng ta cần phải nhận ra rằng, chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại dưới dạng khác mà không phải là "tài sản" và điều này là một nhân tố kiến thiết nên hình thái xã hội với sự bất bình đẳng. Trong thế kỷ 20, đặc biệt là sau cuộc Chiến tranh lạnh, người ta đã nhầm tưởng rằng phương Tây đã chuyển sang một giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa tư bản không có tư bản theo một số cách hiểu nào đó, hoặc ít nhất là không có những nhà tư bản.
Một mặt, các "hộ gia đình" được giả định rằng chỉ sống nhờ tiền lương và mặt ngược lại, các "doanh nghiệp" bị chi phối bởi lô-gic không thể thay thế của năng suất và hiệu quả, nhưng trên hết đó là nơi mà tiền lương được phân phối và luôn luôn tăng trưởng.
Trong khi đã bỏ quên một điều: chủ sở hữu cuối cùng của các công ty và tư bản luôn luôn là những thực thể con người và đích xác chính là những hộ gia đình. Và sự phân bổ bất bình đẳng trong sở hữu tài sản và thu nhập (cổ tức, lợi suất, tiền cho thuê, lợi nhuận đầu tư) vẫn là sự bất bình đẳng chủ yếu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa: ít nhất Marx đã đúng ở điểm này.
Nguyên nhân đầu tiên đến từ một hiện tượng khá phổ biến: tỷ lệ tăng trưởng GDP thường xuyên nằm trong khoảng 4-5%/năm trong khoảng thời gian 1945-1973. Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định cho phép sức mua được giữ ở mức cao, đồng thời cũng khiến cho mọi người có linh cảm rằng, tăng trưởng sẽ kéo dài mãi mãi. Hiện tượng này được giải thích trước tiên bởi quá trình phục hồi diễn ra sau những thập kỷ mất mát kéo dài từ 1914-1945.
Bên cạnh đó, một lý do khác còn sâu sắc hơn đến từ những hậu quả trong dài hạn. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổi ra, tài sản tư nhân cũng biến mất. Đầu những năm 1950, tổng giá trị tài sản tài chính và bất động sản của các hộ gia đình chỉ tương đường hơn 1 năm tổng thu nhập quốc dân, so với hơn 6 năm tổng thu nhập quốc dân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Cần đến hơn nửa thế kỷ sau để mối tương quan giữa tài sản và thu nhập (thước đo trung tâm cho sự phát triển của tư bản) phục hồi về tỷ lệ gần như xấp xỉ (đạt 6/7 trong những năm 2000) so với "Thời kỳ tươi đẹp" tại châu Âu ("Belle Époque" - kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra).
Tuy nhiên, người ta cũng nhận ra đây là xu hướng chung trong tất cả các nước phát triển chứ không riêng gì ở Pháp. Trên cấp độ toàn cầu, sự tích lũy tư bản của tư nhân đã được nhìn nhận như việc mở ra những lĩnh vực mới và vùng "lãnh thổ" mới mà trước kia từng chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước.
|
Không phải vì một hệ thống được tạo lập dựa trên sự chấp nhận thực tế thói ích kỷ của cá nhân hay sự không hoàn hảo của con người, mà là vì đây là hệ thống duy nhất hướng đến sự to do của con người và đáp ứng những mong muốn vô hạn của cá nhân. Nhưng cũng từ đó mà người ta nhận ra rằng, điều tất yếu không thể tránh khỏi khi chủ nghĩa tư bản giải phóng khỏi kích thước hiện có, chắc chắn sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, không bền vững, vô lý và đe dọa giá trị cốt lõi của sự dân chủ mà trước tiên là tư tưởng trọng nhân tài.
Trong "30 năm vinh quang", chỉ có 1% dân số có khả năng nhận tài sản thừa kế tương đương tổng thu nhập của 1 đời lao động với mức lương tối thiểu (tương đương 500.000 euro hiện nay). Tỷ lệ này đã tăng gấp 10 lần trong vòng 20 năm, vượt trên 10% dân số trong những năm 2010 và còn cao hơn nữa nếu tính cả lợi nhuận sinh lời của những tư bản đó. Thậm chí, sẽ phải mất nhiều thời gian nữa để nhận ra điều đó, trong khi phần tư bản nhận được từ thế hệ trước rồi chuyển cho thế hệ tiếp theo sẽ tiếp tục tăng.
Ý tưởng về sự tích lũy tư bản được xác lập dựa trên hiện tượng tiết kiệm trích ra từ thu nhập lao động - đã từng phổ biến trong "30 năm vinh quang" trong giai đoạn tăng trưởng cao về kinh tế và nhân khẩu học - đã biến mất ngay sau khi những hậu quả của những cuộc chiến tranh đã lùi xa và lợi nhuận từ tư bản vượt xa tỷ lệ tăng trưởng. Sự giàu lên một cách vô lý nhờ tài sản đã vượt qua việc nhận thừa kế.
Tuy vậy, tư bản tạo ra nguồn lợi nhuận không ổn định và khó dự đoán: có thể tạo ra cho mỗi người giá trị thặng dư hoặc làm thiệt hại giá trị thặng dư (thông qua các tài sản như chứng khoán và bất động sản) một giá trị tương đương mức lương của nhiều chục năm lao động cộng lại. Và thậm chí, sự tích lũy tư bản đang diễn ra mạnh mẽ và có thể còn tăng. Khi đó chẳng có gì nhiều ảo tưởng hơn việc hình dung tư bản tập trung trong một số gia đình quyền lực.
Nguồn Gafin/NCĐT