Trung Quốc xóa bỏ giới hạn cổ phần nước ngoài trong các ngân hàng
Trung Quốc chính thức xóa bỏ quy định giới hạn sở hữu tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ với các ngân hàng và các công ty quản lý tài sản của nước này. Một số chuyên gia dự đoán lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2030
Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm mở rộng cửa khu vực tài chính trị giá tới 40.000 tỷ USD. Ủy ban Giám sát ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc cho biết, các tổ chức tài chính nước ngoài hiện nay sẽ được đối xử như các công ty của Trung Quốc.
Trước đó, khối ngoại chỉ được phép nắm giữ tối đa 20% cho một tổ chức và 25% cho một nhóm các nhà đầu tư.
Năm 2017, các ngân hàng nước ngoài chỉ kiếm được chưa tới 1% so với lợi nhuận của các đối tác nội địa. Với động thái xóa bỏ giới hạn sở hữu này, một số chuyên gia kỳ vọng doanh thu tại các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2030.
Theo dữ liệu của CBIRC, các ngân hàng nước ngoài nắm giữ 2.900 tỉ nhân dân tệ (420,1 tỉ USD) trị giá tài sản ở Trung Quốc vào cuối năm 2016, và năm ngoái, họ kiếm được 12,8 tỉ nhân dân tệ, chưa tới 1% tổng số lợi nhuận của các đối tác Trung Quốc. Sau khi xóa bỏ giới hạn nói trên, một số chuyên gia dự đoán lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2030.
Tom Orlik, nhà kinh tế trưởng của Economics, nhận định, lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc bị chi phối bởi những ngân hàng quốc doanh trong khi quy mô và sự phức tạp của thị trường sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng. Các nhà phân tích cũng cảnh báo các nhà đầu tư sẽ rút tiền ra chứ không phải bơm vào.
Trong khi đó, lợi nhuận tiềm năng là thấp. Người ta kỳ vọng doanh thu tại các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng hơn 10 lần vào năm 2030. Trong khi đó, đối với các nhà quản lý ngoại hối, chiếm 6% thị phần vào năm 2030 cũng chỉ có nghĩa là tài sản 1,8 tỷ USD.