Thứ Năm | 14/08/2014 20:12

Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm

Trong khi "Giấc Mộng Trung Hoa" là lý tưởng và bình lặng thì "Thực Tế Trung Hoa" có nhiều khả năng sẽ trở thành ác mộng.
Mới gần đây, Trung Quốc đã phải chịu bẽ mặt với lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu công ty, kéo theo đó là sự vỡ nợ của trái phiếu "rác" hay trái phiếu có lợi tức cao.

Trong các tháng tới đây, một số lượng lớn các sản phẩm tín dụng củacác ngân hàng Trung Quốc sẽ tới kỳ hạn thanh toán - trong đó một lượng không nhỏ sẽ không có khảnăng trả đủ lãi suất chứ chưa nói đến tiền gốc ban đầu.

Tồn tại vì "có lý của nó"

Những số liệu gần đây cho thấy, giá nguyên liệu công nghiệp đanggiảm, báo hiệu sự gia tăng của dư thừa công suất và sản phẩm. Điều này có thể dẫn tới tụt giảmdoanh thu cho những ngành công nghiệp có tỷ lệ vay vốn cao và về dài hạn là suy giảm tốc độ tăngtrưởng GDP của cả nước. Tất cả những yếu tố trên là điềm báo không hay cho sự ổn định của nền tàichính Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của thành phần "tín dụng đen"hay là các "ngân hàng ngầm" đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước này.

Thành phần "ngân hàng ngầm" này có khả năng đưa Trung Quốc đến mộtcuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn đầu tiên nếu chính phủ và ngành tài chính không cùng nhau hợptác để tìm ra giải pháp.

"Ngân hàng trong bóng tối" hay "ngân hàng ngầm" được nói đến là cáctổ chức tín dụng không trực thuộc hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng giao dịch mọi hoạt độngtài chính từ tài khoản bảo đảm ở các ngân hàng đến thị trường trái phiếu và cả dịch vụ cầm đồ. Sựhoạt động của hệ thống ngân hàng ngầm này bùng nổ ở Trung Quốc trong những năm gần đây.

Sức cầu tăng đối với vốn và các sản phẩm tín dụng với lãi suất caocùng với việc thắt chặt quản lý vốn và điều tiết ngân hàng và sự phân bổ vốn không hiệu quả củangân hàng trong nước đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các hình thức tín dụng tư nhân - hay còngọi là "ngân hàng ngầm".

Nhưng, sự sáng tạo này đã giúp cho tầng lớp trung lưu đang gia tăngở Trung Quốc có những cơ hội đầu tư mới ngoài bất động sản và gửi ngân hàng với lãi suất thấp. Hệthống ngân hàng ngầm đã cung cấp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa kẹt tiền, cần nhiều vốnnhưng bị từ chối bởi các ngân hàng thông thường. Thêm vào đó, hệ thống này đã hoạt động hỗ trợ chothị trường vốn bị kìm hãm của Trung Quốc và ở một mức độ nào đó, làm tăng sự dịch chuyển của nguồnvốn đầu tư quốc tế.

Mặc dù những đóng góp tích cực của hệ thống ngân hàng ngầm củaTrung Quốc là đáng khen ngợi, nó cũng đồng thời dẫn tới những phát triển đáng lo ngại trong nềnkinh tế. Trong những năm gần đây, do những ngân hàng truyền thống từ chối cho vay, những gói đầu tưcó nguy cơ cao đã phải phụ thuộc nhiều vào sự cung ứng vốn từ các ngân hàng ngầm để có thể tồntại.

Mong manh, dễ đổ vỡ

Những ngân hàng ngầm này huy động vốn cho những dự án trên bằng cácsản phẩm tín dụng lãi suất cao, ví dụ như các gói được bán bởi các công ty tín thác và các quỹ quảnlý vốn. Thông thường, độ rủi ro của những sản phẩm đầu tư này là không rõ ràng hay thậm chí bị cốtình làm nhập nhằng bởi chính những ngân hàng ngầm bán ra chúng.

Ở thời điểm hiện tại, sự rủi ro của hệ thống này cuối cùng đã lộdiện. Khi tính lợi nhuận đáng ngờ của nhiều dự án trên dần trở nên rõ ràng thì cũng là lúc mà nhiềungười lên tiếng về nguy cơ ngành ngân hàng ngầm của Trung Quốc đang đi tới đổ vỡ.

Chính phủ Trung Quốc và các quan chức trong ngành ngân hàng, cũngnhư một số nhà phân tích tài chính nước ngoài đã khẳng định vấn đề của các ngân hàng ngoài lề nàylà có thể quản lý được. Những lý do được đưa ra bao gồm: quy mô của hệ thống này là nhỏ so với cácnước khác, một số tỷ lệ so sánh nợ vẫn trong vùng an toàn và tình trạng các cổ phiếu thế chấp đượccho là khá tốt. Tuy nhiên, chỉ cần một cú sốc bất ngờ về giá tài sản có thể dễ dàng làm các lậpluận này trở nên không phù hợp.

Một trong những lo ngại lớn nhất là tốc độ phát triển đáng kinhngạc ở trong thành phần ngân hàng ngầm vài năm trở lại đây (tỷ lệ của nó so với GDP đã tăng đến 70phần trăm trong vòng 5 năm), làm giảm tổng tỷ số lợi nhuận trên nợ (mất $4 nợ để tạo ra $1 trongtăng trưởng GDP) và những dự đoán rằng nhiều sản phẩm tín dụng và trái phiếu công ty sẽ không đượcthanh toán đúng hạn.

Tất cả những vấn đề trên đã đưa đến những suy xét rằng Trung Quốcđang tiến dần đến "thời điểm Minsky"*. Nói một cách khác, lượng bong bóng đầu cơ tài chính và sựhuy động vốn theo mô hình Ponzi ở trong nền kinh tế đang tiến đến những mức độ không ổn định.

Những sản phẩm của hệ thống ngân hàng ngầm đang sắp đến kỳ hạnthanh toán sẽ cần đầu tư lại hoặc cứu trợ từ phía chính phủ hay ngành ngân hàng truyền thống. Nếuthiếu những biện pháp trên, những gói đầu tư này sẽ vỡ nợ, theo đó làm lung lay tâm lý của các nhàđầu tư trong toàn hệ thống ngân hàng ngầm. Tiếp đến là sự dịch chuyển vốn từ hệ thống ngân hàngngầm trở về với hình thức ký gửi an toàn ở các ngân hàng truyền thống.

Sự thu hẹp lại của ngành ngân hàng ngầm sẽ dễ dẫn tới khủng hoảngtín dụng, do đó tạo ra áp lực nặng nề hơn cho các dự án đầu tư khác phụ thuộc vào nguồn đầu tư từcác ngân hàng ngầm này, kết cục là nhiều sự vỡ nợ hơn.

Kết quả sẽ đặc biệt gây tổn hại đến ngành bất động sản và khaikhoáng, cũng như là đến các khoản đầu tư của chính quyền địa phương nơi nhận khoảng 43% số vốn từcác ngân hàng ngầm. Cùng với đó, mặc dù tỷ trọng hội nhập của thị trường tài chính Trung Quốc vàocác thị trường tài chính nước ngoài còn thấp, nền kinh tế quốc tế cũng vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Sự giảm năng suất trong nước của Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến tụtgiảm nhu cầu nhập khẩu từ các nước có tài nguyên dồi dào. Thêm vào đó, thế giới có thể sẽ phải chịusụt giảm tăng trưởng GDP toàn cầu, cũng như sự giảm hiệu quả hoạt động của thị trường cổ phiếu vàtrái phiếu nước ngoài.

Kể cả khi các biện pháp phòng tránh được thực hiện, không có gì cóthể bảo đảm làm giảm được tâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư đối với hệ thống ngân hàng ngầm, kéotheo đó là sự dịch chuyển vốn. Thêm nữa, bất cứ một kế hoạch giải cứu nào cũng sẽ dẫn tới một sự hỗtrợ mang tính hệ thống cho cả những doanh nghiệp "ma" làm ăn không có lợi nhuận, làm mất đi nhữngkhoản đầu tư vốn có triển vọng hiệu quả.

Tuy nhiên, một sự sụp đổ mang tính hệ thống của nền tài chính khôngphải là không thể tránh khỏi và một sự giải cứu thành công do chính phủ hay ngành ngân hàng truyềnthống dẫn dắt là hoàn toàn có thể. Dù vậy, những biện pháp này chỉ mang tính tình thế đối với hệthống tài chính hiện tại mà không giải quyết được vấn đề cơ bản của ngành ngân hàng ngầm.

Tin tốt là trong vài tháng gần đây, chính quyền trung ương đã tiếnhành những bước đi sơ bộ để giải quyết những vấn đề nền tảng trên.

Nhằm gây dựng lại lòng tin, chính phủ đã chính thức công nhận vaitrò quan trọng của ngành ngân hàng ngầm trong nền kinh tế Trung Quốc. Điều này có thể sẽ làm tăngmong đợi của các nhà đầu tư rằng chính phủ sẽ đứng ra giúp đỡ khi hệ thống ngân hàng ngầm lâm vàokhủng hoảng. Thêm vào đó, nó sẽ giảm thiểu một số lo ngại của các ngân hàng ngầm; do đó, sẽ có ítkhả năng các ngân hàng này sẽ hạn chế thanh khoản nếu thị trường xấu đi.

Những quy định mới được đưa vào cho phép chính quyền địa phương đảonợ thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Cùng với đó, Quốc Vụ Viện (tức Chính phủ) đã ban hànhmột loạt các nguyên tắc, hướng dẫn các nhà điều tiết tạo dựng những quy định mới nhằm tăng độ minhbạch và hạn chế một số hoạt động cho vay nhất định bên trong hệ thống ngân hàng ngầm.

Trong khi việc tăng cường điều tiết là cần thiết, chính phủ cũngnên thận trọng không tạo ra quá nhiều rào cản và hạn chế trong hệ thống này. Quá nhiều quy định cóthể ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức vô hại khác - như một số các ngân hàng nước ngoài và cácngân hàng ngầm đã thận trọng và khôn ngoan hơn trong các hoạt động cho vay.

Hơn nữa, nếu chính phủ hạn chế các hoạt động tạo ra tín dụng ở mộtphần của hệ thống ngân hàng ngầm, có khả năng nhu cầu vốn sẽ dẫn đến những mánh khóe để lách cácquy định này. Chính phủ vì thế nên tập trung cải thiện tính minh bạch trong hệ thống ngân hàngngầm, phát triển các tổ chức và quy ước nhằm hỗ trợ tốt hơn việc định giá rủi ro và tự do hóa toànbộ hệ thống tài chính. Nói một cách ngắn gọn, để giải quyết gọn gẽ nhưng rắc rối tài chính có thểxảy ra, Trung Quốc cần phải minh bạch hóa hệ thống ngân hàng ngầm của nước này.

*"Thời điểm Minsky" là sự di chuyển chậm từ trạng thái ổn định sang khủng hoảng của hệ thốngtài chính, do nhà kinh tế học người Mỹ Hyman P.Minsky (1919 - 1996) đưa ra vào thập niên 1970.

Nguồn Thời báo Ngân hàng


Sự kiện