Trung Quốc và Mỹ vẫn áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa bất chấp đàm phán
Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt mức thuế mới đối với hàng hóa của nhau ở giữa lúc diễn ra các cuộc đàm phán thương mại nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ngày càng tồi tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cả hai quốc gia đã bắt đầu đánh thuế lên hàng hóa trị giá 16 tỷ USD từ các quốc gia khác ngay sau buổi trưa hôm nay, theo giờ Bắc Kinh.
Tương quan GDP giữa Mỹ (phía trên), Trung Quốc (phía dưới). |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ David Malpass và Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen đã gặp nhau vào ngày 22.8 và sẽ gặp lại vào hôm nay (23.8) cho các cuộc thảo luận thương mại mặt đối mặt đầu tiên kể từ tháng 6, nhưng theo giới chuyên gia cuộc hội kiến này sẽ không cho ra nhiều kết quả ý nghĩa vì không có sự tham gia của các quan chức cao cấp 2 nước.
Căng thẳng càng trầm trọng hơn
"Các căng thẳng thương mại của Mỹ với Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tồi tệ hơn trong năm nay, gây sức ép lên tăng trưởng toàn cầu vào năm 2019", theo một báo cáo nghiên cứu từ các nhà phân tích tại Moody's’s Investors Service. Tổ chức này nhận định thêm: "Hầu hết các tác động của các hạn chế thương mại đối với tăng trưởng kinh tế sẽ được cảm nhận vào năm 2019," và bất kỳ thuế bổ sung nào sẽ tạo ra một "rủi ro suy giảm lớn".
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc nhận định: "Thành thật mà nói, xã hội Trung Quốc không có kỳ vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể nhanh chóng đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại," tờ báo này nói thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng chịu đựng những tác động tiêu cực từ những căng thẳng thương mại kéo dài.
Nội các của ông Trump chia rẽ
Các cuộc họp tuần này tại Washington xuất hiện để làm nổi bật sự chia rẽ tiếp tục bên trong chính quyền Trump về cách tốt nhất để đối phó với Bắc Kinh. Trong khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin háo hức tìm một giải pháp thương lượng, các thành viên nội các khác như Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer rất muốn tiếp tục tăng áp lực lên Bắc Kinh, các nhà phân tích nói.
Ông Trump gần đây đã hồi sinh một điểm gây tranh cãi bằng cách cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ của mình để bù đắp ảnh hưởng của thuế quan của ông. Đáp lại, phái đoàn Trung Quốc tuần này có thể đưa ra một cam kết riêng để không làm cho đồng tiền suy yếu thêm khi đàm phán tiếp tục, Derek Scissors, một chuyên gia Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington cho biết.
Nhân dân tệ giảm mạnh khiến ông Trump cho rằng Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của mình. |
Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một danh sách yêu cầu của Mỹ trước các cuộc họp tuần này, theo những người quen thuộc với các quá trình chuẩn bị của Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực đó đã bị các bộ phận khác của chính quyền Trump phản bác và không rõ liệu những yêu cầu này có được đề đạt với phái đoàn Trung Quốc hay không?
Các cuộc đàm phán tuần này cũng diễn ra khi hàng trăm giám đốc điều hành và các quan chức từ các công ty Mỹ, các nhóm thương mại và các tổ chức khác đã tới Washington để phàn nàn về mức thuế dự kiến của chính quyền trên 200 tỷ đô la nhập khẩu của Trung Quốc.
"Chúng tôi đặt câu hỏi về logic rằng nỗi đau ngắn hạn này có dẫn dẫn đến những lợi ích lâu dài", Naomi Wilson, Giám đốc chính sách toàn cầu của Information Technology Industry Council, than phiền. Công ty này đại diện cho các công ty bao gồm Amazon, Apple và Facebook.