Chủ Nhật | 12/08/2012 09:07
Trung Quốc và "cơn khát" bất động sản Hong Kong
Trung Quốc đã thành công trong thu hút vốn đầu tư cho đến quản lý bất động sản, nhưng cũng đang lặp lại những sai lầm của Hong Kong.
Tấm gương từ Hong Kong
Trong vòng 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã học hỏi được mọi kỹ năng từ Hong Kong trong việc xây dựng nền kinh tế. Bằng việc sử dụng những phương pháp của Hong Kong kết hợp với diện tích khổng lồ của mình, Trung Quốc đại lục càng ngày càng bành trướng và lớn mạnh hơn, và trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Có thể kể ra một số bài học mà Trung Quốc đại lục học được từ Hong Kong trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường:
Khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách kinh tế và mở cửa vào cuối những năm 1970, ông đã xem Hong Kong như một mô hình phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện trong phát biểu của ông vào năm 1988: "Bây giờ có một Hong Kong, và chúng ta phải tạo ra thêm nhiều Hong Kong nữa trên đại lục. Chúng ta phải mở cửa hơn nữa".
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tìm hiểu hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Đặng Tiểu BÌnh đã phê duyệt việc thành lập 4 khu kinh tế đặc biệt (SEZ) vào năm 1980, bao gồm: Thâm Quyến - giáp với Hong Kong, Chu Hải - giáp với Ma Cao, Sán Đầu - ở phía đông Quảng Đông (để thu hút các nhà đầu tư ở Đông Nam Á), và Hạ Môn, Phúc Kiến (nhằm thu hút các nhà đầu tư Đài Loan). Trong 4 khu này, Thâm Quyến là nơi thành công nhất, nguyên nhân lớn là do nơi này gần với Hong Kong.
Trong giai đoạn đầu của việc cải cách kinh tế và mở cửa, với mục đích tích lũy vốn, Trung Quốc cũng đã học được từ Hong Kong cách quảng bá để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tái xuất khẩu có định hướng, và các ngành công nghiệp chế biến dùng nhiều lao động.
Vào thời điểm đó, các ngành công nghiệp chế biến của Hong Kong đang bị ảnh hưởng bởi giá thuê đất và nhân công tăng, do đó các nhà đầu tư đã chuyển những nhà máy của mình về Trung Quốc đại lục. Vào thời kỳ đỉnh điểm những năm 80 và 90 , có khoảng 100000 các doanh nghiệp ở Hong Kong, chủ yếu là vừa và nhỏ chuyển nhà máy của mình sang Thâm Quyến và phần còn lại của đồng bằng Châu Giang.
Những nhà đầu tư đến từ Hong Kong không chỉ rót vốn và đại lục mà quan trọng hơn, còn đưa vào những kiếm thức về thương mại và quản lý hiện đại, những kiến thức này đã giúp Trung Quốc xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư nước ngoài và thương mại phù hợp để sau đó vươn rộng ra toàn thế giới.
"Con nghiện" bất động sản
Không chỉ vậy mang lại những bài học trong lĩnh vực đầu tư, Hong Kong còn là một mô hình để Trung Quốc học tập theo trong việc tư nhân hóa lĩnh vực bất động sản. Để phát triển nền kinh tế đang bị trì trệ và xây dựng nền kinh tế thị trường, đại lục cần tư nhân hóa bất động sản, nhưng lại vướng vào những khó khăn liên quan đến vấn đề chính trị của quốc gia này.
Hong Kong đã cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho Trung Quốc. Dưới thời quản lý của Anh, tất cả đất đai của Hong Kong đều thuộc về "nhà vua". Người dân chỉ có thể thuê, hay mua quyền sử dụng đất từ "nhà vua" trong một thời gian nhất định, và nếu quyền sử dụng đất hết hạn, người dân sẽ phải trả tiền để tiếp tục sử dụng. Khoản tiền này là một nguồn quan trọng đối với chính phủ Hong Kong, và hệ thống này vẫn hoạt động cho tới ngày nay.
Trung Quốc đại lục đã sao chép hoàn toàn lại cách làm này của Hong Kong trong việc quản lý bất động sản. Ngày nay ở Trung Quốc, khi bạn nói bạn đã mua một miếng đất, thực chất có nghĩa là bạn đã mua quyền sử dụng miếng đất đó trong một thời gian xác định, còn theo luật pháp, tất cả đất đai vẫn là của Nhà nước. Tương tự như vậy khi bạn mua một ngôi nhà hoặc một căn hộ chung cư, bạn cũng không sở hữu miếng đất nơi tòa nhà hay căn hộ được dựng lên.
Tuy nhiên, người Anh chỉ đơn giản xem Hong Kong như một vùng "tạm bợ" và không chú trọng đến việc phát triển lâu dài, vì vậy có một khiếm khuyết chết người trong hệ thống đất đai của Hong Kong. Nguyên nhân chính là do hệ thống này quá quan trọng và đóng vai trò chính trong việc nuôi sống chính quyền.
Thực tế đã cho thấy, chính quyền tại các thành phố lớn thường "thích" bán đất công để thu tiền về hơn là thu thuế hay tạo ra các nguồn thu nhập khác trên mảnh đất đó. Ngày nay ở Trung Quốc, chúng ta có thể thấy nhiều thành phố lớn cũng làm tương tự Hong Kong. Nhiều thành phố dựa vào các khoản thu từ việc cho thuê đất để xây dựng đường tàu điện ngầm và những cơ sở hạ tầng khác. Các khoản thu này quá hấp dẫn. Việc chính phủ càng ngày càng dựa dẫm vào bất động sản cũng khiến nhiều gia đình hay nông dân phải di dời với những khoản bồi thường ít ỏi.
Các hệ lụy tất yếu xảy đến là lạm dụng chức quyền, tham nhũng, bất công và giá nhà đất tăng vọt. Từ đây, ta có thể hiểu tại sao chính quyền các thành phố lớn lại từ chối yêu cầu của Bắc Kinh trong việc hạ giá nhà ở, bởi việc này sẽ làm giảm rõ rệt thu nhập của thành phố.
Hiện tại, để thoát khỏi tình trạng này, đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách lại hệ thống kinh tế của mình, để nó không quá phụ thuộc vào bất động sản. Sự khác biệt giữa diện tích và dân số đòi hỏi Trung Quốc phải làm được nhiều hơn những gì Hong Kong đạt được.
Trong vòng 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã học hỏi được mọi kỹ năng từ Hong Kong trong việc xây dựng nền kinh tế. Bằng việc sử dụng những phương pháp của Hong Kong kết hợp với diện tích khổng lồ của mình, Trung Quốc đại lục càng ngày càng bành trướng và lớn mạnh hơn, và trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Có thể kể ra một số bài học mà Trung Quốc đại lục học được từ Hong Kong trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường:
Khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách kinh tế và mở cửa vào cuối những năm 1970, ông đã xem Hong Kong như một mô hình phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện trong phát biểu của ông vào năm 1988: "Bây giờ có một Hong Kong, và chúng ta phải tạo ra thêm nhiều Hong Kong nữa trên đại lục. Chúng ta phải mở cửa hơn nữa".
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tìm hiểu hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Đặng Tiểu BÌnh đã phê duyệt việc thành lập 4 khu kinh tế đặc biệt (SEZ) vào năm 1980, bao gồm: Thâm Quyến - giáp với Hong Kong, Chu Hải - giáp với Ma Cao, Sán Đầu - ở phía đông Quảng Đông (để thu hút các nhà đầu tư ở Đông Nam Á), và Hạ Môn, Phúc Kiến (nhằm thu hút các nhà đầu tư Đài Loan). Trong 4 khu này, Thâm Quyến là nơi thành công nhất, nguyên nhân lớn là do nơi này gần với Hong Kong.
Vào thời điểm đó, các ngành công nghiệp chế biến của Hong Kong đang bị ảnh hưởng bởi giá thuê đất và nhân công tăng, do đó các nhà đầu tư đã chuyển những nhà máy của mình về Trung Quốc đại lục. Vào thời kỳ đỉnh điểm những năm 80 và 90 , có khoảng 100000 các doanh nghiệp ở Hong Kong, chủ yếu là vừa và nhỏ chuyển nhà máy của mình sang Thâm Quyến và phần còn lại của đồng bằng Châu Giang.
Những nhà đầu tư đến từ Hong Kong không chỉ rót vốn và đại lục mà quan trọng hơn, còn đưa vào những kiếm thức về thương mại và quản lý hiện đại, những kiến thức này đã giúp Trung Quốc xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư nước ngoài và thương mại phù hợp để sau đó vươn rộng ra toàn thế giới.
"Con nghiện" bất động sản
Không chỉ vậy mang lại những bài học trong lĩnh vực đầu tư, Hong Kong còn là một mô hình để Trung Quốc học tập theo trong việc tư nhân hóa lĩnh vực bất động sản. Để phát triển nền kinh tế đang bị trì trệ và xây dựng nền kinh tế thị trường, đại lục cần tư nhân hóa bất động sản, nhưng lại vướng vào những khó khăn liên quan đến vấn đề chính trị của quốc gia này.
Hong Kong đã cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho Trung Quốc. Dưới thời quản lý của Anh, tất cả đất đai của Hong Kong đều thuộc về "nhà vua". Người dân chỉ có thể thuê, hay mua quyền sử dụng đất từ "nhà vua" trong một thời gian nhất định, và nếu quyền sử dụng đất hết hạn, người dân sẽ phải trả tiền để tiếp tục sử dụng. Khoản tiền này là một nguồn quan trọng đối với chính phủ Hong Kong, và hệ thống này vẫn hoạt động cho tới ngày nay.
Trung Quốc đại lục đã sao chép hoàn toàn lại cách làm này của Hong Kong trong việc quản lý bất động sản. Ngày nay ở Trung Quốc, khi bạn nói bạn đã mua một miếng đất, thực chất có nghĩa là bạn đã mua quyền sử dụng miếng đất đó trong một thời gian xác định, còn theo luật pháp, tất cả đất đai vẫn là của Nhà nước. Tương tự như vậy khi bạn mua một ngôi nhà hoặc một căn hộ chung cư, bạn cũng không sở hữu miếng đất nơi tòa nhà hay căn hộ được dựng lên.
Tuy nhiên, người Anh chỉ đơn giản xem Hong Kong như một vùng "tạm bợ" và không chú trọng đến việc phát triển lâu dài, vì vậy có một khiếm khuyết chết người trong hệ thống đất đai của Hong Kong. Nguyên nhân chính là do hệ thống này quá quan trọng và đóng vai trò chính trong việc nuôi sống chính quyền.
Thực tế đã cho thấy, chính quyền tại các thành phố lớn thường "thích" bán đất công để thu tiền về hơn là thu thuế hay tạo ra các nguồn thu nhập khác trên mảnh đất đó. Ngày nay ở Trung Quốc, chúng ta có thể thấy nhiều thành phố lớn cũng làm tương tự Hong Kong. Nhiều thành phố dựa vào các khoản thu từ việc cho thuê đất để xây dựng đường tàu điện ngầm và những cơ sở hạ tầng khác. Các khoản thu này quá hấp dẫn. Việc chính phủ càng ngày càng dựa dẫm vào bất động sản cũng khiến nhiều gia đình hay nông dân phải di dời với những khoản bồi thường ít ỏi.
Các hệ lụy tất yếu xảy đến là lạm dụng chức quyền, tham nhũng, bất công và giá nhà đất tăng vọt. Từ đây, ta có thể hiểu tại sao chính quyền các thành phố lớn lại từ chối yêu cầu của Bắc Kinh trong việc hạ giá nhà ở, bởi việc này sẽ làm giảm rõ rệt thu nhập của thành phố.
Hiện tại, để thoát khỏi tình trạng này, đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách lại hệ thống kinh tế của mình, để nó không quá phụ thuộc vào bất động sản. Sự khác biệt giữa diện tích và dân số đòi hỏi Trung Quốc phải làm được nhiều hơn những gì Hong Kong đạt được.
Nguồn VEF