Thứ Sáu | 04/04/2014 19:46

Trung Quốc và Ấn Độ đang làm các hộ gia đình Mỹ nghèo đi?

Trong khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc và Ấn Độ có thu nhập tăng trưởng tới 70%, thu nhập của người lao động Mỹ hầu như không thay đổi.
Có thể Tồng thống Mỹ Barack Obama đã đúng khi cho rằng tự do thương mại là một chiến lược chắcchắn mang lại chiến thắng bởi giúp hàng hóa tiêu dùng rẻ hơn và tạo ra nhiều công ăn việc làm trongngành xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thương mại tự do lại khiến người lao động Mỹ trong cả lĩnh vực sảnxuất và tiêu dùng phải trả giá đắt, đặc biệt là những người thiếu trình độ và kỹ năng để thíchứng.

Branko Milanovic, người từng là một chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank, đã theo dõi sốliệu về tăng trưởng thu nhập trong giai đoạn 1998 - 2008 của các nước trên khắp thế giới. Theo tínhtoán của ông, trong khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc và Ấn Độ có thu nhập tăng trưởng tới 70%,thu nhập của người lao động Mỹ hầu như không thay đổi. Milanovic không đưa ra mối quan hệ trực tiếpđể đi đến kết luận tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ làm tổn hại người lao động ở các nước pháttriển (đặc biệt là Mỹ). Tuy nhiên, nghiên cứu của ông khẳng định hai bên "không phải là không cóliên quan".

Khi được hỏi liệu đà tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ có ảnh hưởng đến các hộ giađình Mỹ, Jagdish Bhagwati - giáo sư kinh tế đến từ Columbia và cũng là chuyên gia về thương mạiquốc tế - đưa ra hai khía cạnh. Thứ nhất, tiến bộ công nghệ đang khiến tiền lương giảm xuống. Thunhập của người lao động chịu áp lực từ việc công nghệ liên tục biến đổi và khiến nhu cầu nhân côngngày càng giảm. Thứ hai, người tiêu dùng Mỹ vẫn được hưởng lợi từ thương mại quốc tế. Hoạt độngthương mại với các nước nghèo hơn giúp giảm bớt áp lực lên tiền lương bởi thay vì bắt buộc phải muađồ lót đắt tiền từ Victoria's Secret, người lao động có thể mua loại rẻ hơn ở các cửa hàngMacy's.

Cùng tranh luận về chủ đề này, ba nhà kinh tế học David Autor (MIT), David Dorn (Trung tâmnghiên cứu tiền tệ và tài chính tại Tây Ban Nha) và Gordon Hanson (ĐH California) đã phân tích ảnhhưởng của hoạt động thương mại toàn cầu và tiến bộ công nghệ đối với thị trường lao động Mỹ.

Trong các công trình nghiên cứu của mình, họ tìm ra rằng trong trường hợp thương mại với TrungQuốc, người lao động Mỹ phải chịu khá nhiều hệ quả "đau đớn" tùy theo từng loại. Đối với người cóthu nhập trung bình làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc những ngành phải cạnh tranh gay gắt vớihàng nhập khẩu không chỉ có thu nhập giảm xuống mà còn đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi lực lượnglao động và phải nhận trợ cấp. Rủi ro còn gia tăng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001.

Ba người tính toán mỗi công nhân Mỹ mất khoảng 1.000 USD thu nhập trong thời kỳ 10 năm 1998 -2008, khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên. Con số còn lớn hơn đối với những người không có bằngđại học.

Xu hướng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do giao thương với Trung Quốc đặc biệt rõ rệt ở các bangtập trung vào những ngành cần nhiều lao động như sản xuất đồ gỗ, đồ chơi, dệt may, giày dép và đồda. Đó là các bang Tennessee, Missouri, Arkansas, Missisippi, Alabam, Georgia, Bắc Carolina vàIndiana.

Trong khi đó, một nhóm các nhà kinh tế học khác bao gồm Avraham Ebenstein (ĐH Hebrew), MagaretMcMillan (Tufts), Ann Harrison (Wharton School) và Shannon Phillips (ĐH Boston) cũng tìm ra nhữngtác động tiêu cực đối với người lao động Mỹ khi Mỹ giao thương với nước có thu nhập thấp. Trongnghiên cứu có tiêu đề "Tại sao người lao động Mỹ ngày càng nghèo đi", bốn nhà kinh tế học cho rằng"chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có lao động giá rẻ có liên quan đến việc lương của ngườilao động Mỹ bị giảm. Theo ước tính, toàn cầu hóa khiến mức lương thực tế giảm 12 - 17%.

Trong một nghiên cứu độc lập khác, Ebenstein, McMillan, Yaohui Zhao và Chanchuan Zhang (đến từĐH Bắc Kinh) cho rằng ngành nào của Trung Quốc có việc làm tăng trưởng mạnh nhất thì ở Mỹ ngành đósẽ có tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh nhất.

Câu hỏi tiếp theo là liệu có phải những ảnh hưởng đối với các nước phát triển là điều khôngthể tránh khỏi trong quá trình toàn cầu hóa. Và, liệu những ảnh hưởng tiêu cực có lấn át những lợiích tích cực hay không?

Ellen Frost - người từng làm cố vấn cho đại diện thương mại Mỹ từ năm 1993 đến 1999 - đặt ramột câu hỏi ngược để trả lời cho câu hỏi này. Liệu đóng cửa biên giới và không giao thương với bênngoài có thể ngăn được việc làm trong khu vực sản xuất sụt giảm? Giống như Bhagwati, ông cũng đềcập đến những lợi ích mà người tiêu dùng Mỹ được hưởng, như cạnh tranh buộc các công ty ô tô trongnước phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm.

Những người ủng hộ thương mại tự do lập luận rằng nỗ lực tác động vào những hiệu ứng mà hoạtđộng thương mại mang đến có thể khiến một quốc gia phải trả giá đắt. Quan điểm này được Gary ClydeHufbauer và Sean Lowry (đều đến từ Viện kinh tế quốc tế Peterson) đưa ra trong nghiên cứu về chínhsách thuế đánh vào lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết định hạn chế nhập khẩu lốp từ Trung Quốccủa chính quyền Tổng thống Obama đã giúp cứu vãn 1.200 việc làm cho người Mỹ. Tuy nhiên, người tiêudùng Mỹ lại phải mua lốp xe với giá cao hơn (tốn thêm 1,1 tỷ USD trong năm 2011). Thêm vào đó, cáccông ty sản xuất lốp mới là bên hưởng lợi nhiều nhất.

Trong bài luận đăng trên Project Syndicate hôm 4/3, nhà kinh tế học Kenneth Rogoff đến từ ĐHHarvard đưa ra một câu hỏi đánh trúng vào thương mại quốc tế hiện nay: "Liệu thế hệ tiếp theo cóthể tiếp tục được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ trước đó? Ở các nước đang phát triển, câu trảlời chắc chắn là có. Ở các nước phát triển, câu trả lời vẫn có thể là có, nhưng những thách thứcđang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết".

Người lao động Mỹ chắc chắn sẽ đồng tình với vế sau của câu trả lời mà Rogoff đã đưara.

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/New York Times

Nguồn CafeF


Sự kiện