Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nhà chức trách ở các quốc gia khác sẽ sử dụng “hộ chiếu vaccine” khi du khách Trung Quốc ra nước ngoài. Ảnh: AP.
Trung Quốc tiên phong tung ra hộ chiếu vaccine COVID-19
Việc đi lại toàn cầu dễ dàng hơn
Theo SCMP, Trung Quốc đã triển khai chương trình cấp chứng nhận sức khỏe vaccine quốc tế cho công dân nước này, với dự đoán rằng chứng chỉ này sẽ sớm được các nước khác công nhận, giúp việc đi lại toàn cầu dễ dàng hơn.
Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cấp hộ chiếu vaccine. Reuters. |
“Hộ chiếu vaccine” sẽ hiển thị tình trạng tiêm chủng hiện tại của người dùng, cũng như kết quả kiểm tra COVID-19 gần đây và có hiệu lực ngay lập tức cho công dân Trung Quốc thông qua nền tảng truyền thông xã hội WeChat của nước này.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp hộ chiếu vaccine, cho thấy thông tin chi tiết về việc tiêm chủng COVID-19 của một khách du lịch, cũng như kết quả xét nghiệm axit nucleic và kháng thể.
Công dân Trung Quốc có thể đăng ký chứng chỉ này trên ứng dụng WeChat ra mắt hôm 8.3. Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết: “hộ chiếu vaccine” có sẵn ở cả định dạng kỹ thuật số và giấy, sẽ “thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới”.
"Đại dịch vẫn đang ở với chúng ta, nhưng nền kinh tế thế giới cần được khởi động lại và giao lưu giữa người với người được nối lại mà không bị trì hoãn nữa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết.
Một số quốc gia như Đan Mạch và Thụy Điển đang nghiên cứu phát triển hộ chiếu sức khỏe của riêng họ. Tại Anh, hơn 200.000 người đã ký vào một bản kiến nghị nhằm chống lại việc giới thiệu chứng chỉ vaccine, vì nó có thể được "sử dụng để hạn chế quyền của những người đã từ chối vaccine COVID-19".
Trong khi đó, Hiệp hội Du lịch Hàng không Quốc tế, có 290 hãng hàng không thành viên, đang tung ra một ứng dụng du lịch cho phép các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các hãng hàng không thu thập và chia sẻ kết quả tiêm phòng và kiểm tra COVID-19 của khách du lịch.
Singapore Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên đưa ứng dụng này vào sử dụng trên các chuyến bay từ Singapore đến London từ ngày 15.3. Trong vòng 2 tháng tới, 30 hãng hàng không khác cũng sẽ dùng thử ứng dụng này.
Lo ngại về quyền riêng tư và sự mở rộng giám sát của chính phủ
Giấy chứng nhận sức khỏe điện tử mới ra mắt của Trung Quốc đi kèm với mã QR được mã hóa để các chính phủ truy cập thông tin cá nhân. "Mã sức khỏe QR" trong WeChat và các ứng dụng điện thoại thông minh khác của Trung Quốc đã được yêu cầu để được phép tham gia giao thông nội địa và nhiều không gian công cộng ở Trung Quốc.
Các ứng dụng theo dõi vị trí của người dùng và tạo ra mã "xanh" - đồng nghĩa với tình trạng sức khỏe tốt - nếu người dùng chưa tiếp xúc gần với các ca nhiễm đã được xác nhận hoặc chưa đến các ổ dịch.
Tuy nhiên, hệ thống này cũng làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư và đánh dấu sự mở rộng giám sát của chính phủ Trung Quốc. Hiện, vẫn chưa rõ mã y tế này hữu ích như thế nào, hoặc những quốc gia nào đang đàm phán với Bắc Kinh để công nhận hộ chiếu vaccine của nước này.
Trong số các đề xuất được các đại biểu đệ trình tại kỳ họp Quốc hội nước này đang diễn ra năm nay, có một số đề xuất kêu gọi cấp hộ chiếu vaccine nhằm giúp khôi phục việc đi lại và nới lỏng các quy tắc kiểm dịch. Ảnh: SCMP. |
Về mặt phát triển vaccine, Trung Quốc đã phê duyệt 17 ứng viên vaccine để thử nghiệm lâm sàng, trong đó 7 loại vaccine đã bước vào giai đoạn ba thử nghiệm và 4 loại vaccine khác đã được chấp thuận sử dụng truong nước.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết: nước này sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào giữa năm tới sau khi tiêm chủng cho 80% dân số.
Có thể bạn quan tâm: