Chủ Nhật | 11/11/2012 08:23

Trung Quốc thay đổi ra sao kể từ lần chuyển giao quyền lực năm 2002

Kể từ khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo tháng 11/2002, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng trung bình mỗi năm 10,6%.
Trong tháng 11 này, ngay sau bầu cử tổng thống Mỹ, mọi con mắt bắt đầu đổ dồn về Trung Quốc khi quốc gia đông dân nhất thế giới đang chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi lãnh đạo trong suốt một thập kỷ qua.

Trong 10 năm qua, kể từ lần chuyển giao quyền lực trước, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã trải qua một sự biến đổi lớn. Từ tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng cho đến sự phát triển cả về xã hội và chính trị, Trung Quốc đã đặt được nhiều cột mốc đáng nhớ trong suốt một thập kỷ qua, đồng thời làm nổi bật vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Để tổng kết lại sự chuyển mình của Trung Quốc trong 10 năm qua, hãng tin CNBC đã đưa 6 thay đổi lớn mà quốc gia châu Á này đã trải qua kể từ lần chuyển giao quyền lực năm 2002, trong đó tập trung vào những yếu tố từ phát triển kinh tế cho đến những thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Bên cạnh đó, CNBC cũng chỉ ra sự thay đổi của Trung Quốc có tác động ra sao đến phần còn lại của thế giới.

1. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ

Kể từ khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo kết thúc trong tháng 11/2002, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng trung bình mỗi năm 10,6%.
Kể từ khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo kết thúc trong tháng 11/2002, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng trung bình mỗi năm 10,6%.

Trong suốt một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2002, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, song đến năm 2010, kinh tế Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ.

Kể từ khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo kết thúc trong tháng 11/2002, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng trung bình mỗi năm 10,6%. Trong giai đoạn 2003 - 2007, kinh tế Trung Quốc thực sự bùng nổ khi tăng trưởng hàng năm luôn ở mức hai con số, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với 14,2%.

Tuy nhiên, cũng giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Kết quả là, GDP của Trung Quốc giảm còn 9,6% cũng trong năm đó. Kể từ đó, siêu cường kinh tế mới của thế giới tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 9% mỗi năm, song kéo theo đó là những lo ngại về một cuộc "hạ cánh cứng" của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong quý II năm nay, GDP của Trung Quốc giảm còn 7,6%, đánh dấu quý tăng trưởng chậm nhất 3 năm.

Nhiều nhà kinh tế dự kiến GDP hàng năm của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới 8% trong năm 2012. Thậm chí, bản thân giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng phải hạ mục tiêu tăng trưởng còn 7,5% - đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1999 chính phủ Trung Quốc phải hạ mục tiêu tăng trưởng.

Hiện chưa rõ Bắc Kinh sẽ đối phó với tình trạng tăng trưởng chậm như thế nào, trong khi đó một vài nhà phân tích cho rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tạm thời sẽ chưa nhắc tới vấn đề đó để tập trung toàn lực cho quá trình chuyển giao quyền lực có tính quyết định đến tương lai đất nước trong thời gian tới. Những sự kiện chính trị liên quan đến quá trình thay đổi của chính phủ có thể sẽ làm chậm tiến trình hoạch định chính sách ở Trung Quốc, đồng thời ngăn cản Bắc Kinh đưa ra những quyết sách kinh tế quan trọng, các chuyên gia nhận định.

2. Thu nhập tăng

thu nhập của người dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng gần 350% trong một thập kỷ qua
Thu nhập của người dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng gần 350% trong một thập kỷ qua.

Kinh tế phát triển kéo theo kết quả tất yếu là thu nhập của người dân Trung Quốc cũng tăng, nguyên nhân là do người lao động cần phải có tiền lương cao hơn để trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại các thành phố lớn.

Ước tính trong 10 năm qua, thu nhập bình quân đầu người của cư dân đô thị đã tăng từ 827 USD trong năm 2001 lên 3.711 USD trong năm 2011, Cục thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết. Con số này đồng nghĩa thu nhập của người dân tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng gần 350% trong một thập kỷ qua. Trong khi đó, mức lương tối thiểu cũng tăng 12,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2010. Đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đến năm 2015, mức lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng ít nhất 13%.

Tiền lương tăng đã trở thành một mối quan tâm lớn của các nhà sản xuất địa phương cũng như nước ngoài ở Trung Quốc - những người đã đánh cược thành công của mình vào chi phí lao động rẻ của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nhiều nhà sản xuất đã phải chuyển sâu vào nội địa nhằm tiết kiệm chi phí, trong khi những người khác bắt đầu tìm kiếm những trung tâm sản xuất thay thế ở châu Á như Việt Nam, Philippines và Indonesia.

3. Cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong hơn một thập kỷ qua

Thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể tăng tới 20% trong quý I năm 2013
Thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể tăng tới 20% trong quý I năm 2013

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong năm 2011 và giảm thêm 5% trong năm nay. Có thể nói, câu chuyện về thị trường chứng khoán Trung Quốc khá tương phản với tốc độ tăng trưởng kinh tế khi bị đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán hoạt động kém hiệu quả nhất châu Á.

Tuy nhiên, nếu tính đến tổng số lợi nhuận được thực hiện trong hai thập kỷ qua thì bức tranh về thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ trở nên lạc quan hơn rất nhiều. Từ năm 2002 đến 2011, chỉ số Shanghai Composite tăng 35%, vượt xa so với chỉ số S&P 500 của Mỹ, chỉ tăng 9% cùng kỳ.

Mặc dù thành tích mà thị trường chứng khoán đạt được trong 10 năm qua rất đáng kể, song các loại cổ phiếu của Trung Quốc trong thời gian nay lại gặp không ít khó khăn. Trong tháng 10/2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, chỉ số Shanghai Composite đã giảm từ 5.725 điểm xuống còn 2.016 điểm, tương đương giảm 65%.

Dù có xu hướng giảm trong 3 năm qua, một vài nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan về một sự thay đổi trong thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như khả năng chính phủ sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng. Công ty môi giới Nomura của Nhật Bản dự đoán rằng chứng khoán Trung Quốc có thể tăng tới 20% trong quý I năm 2013. Trong khi đó Goldman Sachs nhận định các cổ phiếu Trung Quốc hấp dẫn về cơ hội đầu tư hơn mọi loại cổ phiếu của các quốc gia mới nổi khác trong nhóm BRIC.

4. Bùng nổ Internet

Trong năm 2011, dân số Internet của Trung Quốc vượt qua con số 500 triệu người - biến Trung Quốc thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới.
Trong năm 2011, dân số Internet của Trung Quốc vượt qua con số 500 triệu người - biến Trung Quốc thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới.

Theo thống kê, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ bùng nổ công nghệ không giống bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Trong năm 2011, dân số Internet của Trung Quốc vượt qua con số 500 triệu người - biến Trung Quốc thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2005, dân số Internet Trung Quốc đã tăng 362%. Thậm chí, tới trong năm 2011, tăng trưởng sử dụng Internet của Trung Quốc vẫn ở mức 38%, cho thấy thị trường trực tuyến của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Theo Trung tâm công nghệ thông tin và Internet Trung Quốc (CNNIC), số người dùng Internet của nước này là 538 triệu người, tương đương cứ 10 người Trung Quốc thì có 4 người sử dụng Internet. Theo nhóm nghiên cứu Boston Consulting Group (BCG), dân số Internet của Trung Quốc sẽ tăng lên 700 triệu người vào năm 2015, bằng toàn bộ dân số của nước Mỹ. Song hành với sự mở rộng của quy mô dân số Internet, doanh số bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tăng gấp 3 lên 360 tỷ USD trong năm 2015, và biến Trung Quốc thành thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới.

Bên cạnh Internet, các nhà sản xuất thiết bị di động cũng đang tăng cường sự hiện diện tại thị trường Trung Quốc. Theo CNNIC, gần 70% người dùng Internet truy cập mạng thông qua các thiết bị cầm tay của mình trong năm 2011.

5. Giới siêu giàu ngày một đông hơn

Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về số lượng tỷ phú
Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về số lượng tỷ phú

Trong thập kỷ qua, số lượng tỷ phủ của Trung Quốc đã tăng mạnh, chủ yếu nhờ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước.

Trong năm 2001, Trung Quốc chỉ có duy nhất một tỷ phú, song chỉ 10 năm sau con số đó đã tăng vọt lên 251, và Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về số lượng tỷ phú. Tại Trung Quốc, số tỷ phú siêu giàu chỉ chiếm 1,3% trong nhóm dân số siêu giàu - những cá nhân có tài sản trên 30 triệu USD - song lại kiểm soát tới 1/4 tổng tài sản của nhóm, tương đương 1,58 nghìn tỷ USD, hãng nghiên cứu Wealth-X cho biết. Tính trung bình, mỗi tỷ phú Trung Quốc sở hữu khoảng 2,6 tỷ USD tài sản.

Bùng nổ tiêu dùng và xây dựng ở Trung Quốc chính là hai động lực chính đem lại sự giàu có cho các tỷ phú Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc các công ty ồ ạt niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng biến nhiều chủ doanh nghiệp trở thành tỷ phú chỉ trong một đêm.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán cũng khiến các tỷ phú Trung Quốc mất gần 1/3 tài sản khi chỉ số Shanghai Composite giảm tới 20% từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012. Ngoài ra, dân số siêu giàu Trung Quốc - với tài sản hơn 30 triệu USD - cũng giảm 2,3% trong năm qua, đồng thời khối tài sản của nhóm này cũng giảm gần 7% còn 1,6 nghìn tỷ USD.

6. Bùng nổ chi tiêu tiêu dùng

Trong 10 năm qua, chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai chữ số, biến đất nước trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2015, các cơ quan chính phủ cho biết.

Theo các chuyên gia kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp người tiêu dùng đã mang lại một sự bùng nổ cho thị trường tiêu dùng Trung Quốc, từ bán lẻ, nhà ở cho đến du lịch và các lĩnh vực khác. Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming, doanh số tiêu thụ bán lẻ của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua con số 5 nghìn tỷ USD trong năm 2015. Thu nhập tăng trong khi quá trình đô thị hóa ngày một nhanh chóng chính là hai nguyên nhân chính đằng sau sự bùng nổ tiêu dùng ở Trung Quốc. Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây dự đoán thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ tăng gấp 3 lần lên 16.000 USD trong năm 2030.

Trong khi đó, các doanh nghiệp thế giới, từ sản xuất ô tô cho đến các nhà bán lẻ cao cấp và các chuỗi khách sạn, cũng đổ xô tới Trung Quốc để khai thác thị trường dịch vụ tiềm năng của nước này.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện