Nguồn ảnh: CNBC
Trung Quốc tham vọng thành siêu cường quốc AI
→Giá trị của ngành công nghiệp AI sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD năm 2018
Trung Quốc sẽ thống trị các ngành công nghiệp AI
Như Eric Schmidt đã giải thích “Chuyện này khá đơn giản. Đến năm 2020, họ sẽ bắt kịp. Đến năm 2025, họ sẽ khá hơn chúng ta. Đến năm 2030, họ sẽ thống trị các ngành công nghiệp AI”.
Những con số thống kê đã thể hiện rõ điều này. Với GDP đạt 14 nghìn tỷ USD, Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm hơn 35% tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ năm 2017 đến năm 2019 – gần gấp đôi mức dự báo GDP của Mỹ là 18%. Và AI đóng một vai trò to lớn trong đó.
Báo cáo gần đây của PricewaterhouseCoopers đã dự đoán việc ứng dụng AI sẽ tăng thêm 15,7 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu vào năm 2030, và Trung Quốc chiếm 7 nghìn tỷ USD trong tổng số đó, làm giảm 3,7 nghìn tỷ USD lợi nhuận của Bắc Mỹ.
Trong năm 2017, Trung Quốc chiếm 48% tổng số vốn đầu tư cho các startup AI trên toàn thế giới, so với mức 38% của Mỹ. Hiện tại, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào AI, chip và xe điện đã đạt khoảng 300 tỷ USD. Trong khi đó, người khổng lồ Alibaba cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD Mỹ vào các phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc tế từ Mỹ đến Israel, và tiếp tục mở rộng đến những nơi khác.
Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức chính quyền địa phương tập trung nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng AI, với nguồn vốn hỗ trợ khổng lồ từ nhà nước và thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ứng dụng AI tại Trung Quốc cũng có thể tận dụng lợi thế từ kho dữ liệu khổng lồ được cập nhật liên tục.
Trung Quốc đang làm gì để thành siêu cường AI?
Các công ty Trung Quốc đang cố gắng dành hàng tỷ USD để mua lại các công ty đối thủ và công nghệ của họ, nhà đầu tư tại Trung Quốc, trong khi đó lại đang cố gắng để thu hút các nhà điều hành công nghệ và nhà khoa học Trung Quốc quay trở về nước làm việc.
Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nhà nước Trung Quốc đã thành lập ra quỹ để thu hút nhân tài công nghệ tại nhiều công ty như Google, Apple, Airbnb và Facebook. Họ muốn ngành công nghệ Trung Quốc phát triển nhanh và mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Chính phủ Trung Quốc đồng thời cũng thành lập ra một quỹ của chính phủ để tập trung thu hút sinh viên Trung Quốc giỏi tốt nghiệp từ các trường đại học nước ngoài.
“Họ nhận ra rằng nền kinh tế cần phải chuyển sang hoạt động sản xuất chất lượng cao. Chính vì vậy họ cần những tài năng người Trung Quốc còn đang ở nước ngoài quay trở về đất nước”, chuyên gia về kỹ thuật mới nhận tiền hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc để bỏ việc ở Đức quay lại Trung Quốc, ông Shan Guancun, nhận xét.
China is on the verge of becoming an AI superpower. Nguồn ảnh: Activist Post |
Khi hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu hay Tencent ngày một lớn mạnh, cùng lúc tăng trưởng của thị trường công nghệ Internet, thương mại điện tử ngày một lớn, khuyến khích nhiều chuyên gia công nghệ Trung Quốc đang sống tại Mỹ quay trở về nước.
Những năm gần đây, người Trung Quốc đã thể hiện tham vọng cực lớn trong việc phát triển Trung Quốc thành một siêu cường công nghệ. Trong năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tuyên bố Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về AI vào năm 2030.
Từ năm 2014 đến nay, các công ty Trung Quốc đã dành khoảng 100 tỷ USD vào các vụ sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ cũng như thâu tóm nhiều công ty công nghệ nước ngoài, theo tính toán của Dealogic.
Các quỹ thu hút nhân tài công nghệ Trung Quốc chi ra số tiền nhỏ hơn nhiều, thế nhưng cho đến nay cũng đã có thành công nhất định trong việc thu hút người tài.
Ví dụ như quỹ Zhen cho đến nay đã thuyết phục thành công một số giám đốc điều hành công nghệ, chuyên viên nghiên cứu đang làm việc tại Amazon, Apple, Oracle, Facebook, Intel, Google và Airbnb về Trung Quốc quản lý các công ty công nghệ mới được phát triển bằng tiền của nhà đầu tư.
Quỹ Zhen hiện đang đầu tư vào Mobvoi, một trong những công ty công nghệ nổi bật nhất tại Trung Quốc hiện nay. Công ty này được thành lập năm 2012 bởi ông Li Zhifei, sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford và cựu chuyên viên nghiên cứu tại Google.
Nguồn The Economist