Trung Quốc: Thâm hụt tài khoản vốn liệu có đáng lo?
Gần đây, Trung Quốc báo cáo luồng vốn chảy ra nước ngoài đã đạt tới 142 tỷ USD trong 2 tháng từ tháng 4 đến tháng 6. Dòng vốn chảy ra nước ngoài tăng phản ánh giá trị đồng NDT giảm và lượng dự trữ ngoại hối đang đổ về túi tiền các tổ chức và công ty tư nhân, và có lẽ mối quan tâm đến nền kinh tế Trung Quốc đang yếu dần đi. Để kiềm chế nỗi lo sợ cơn khủng hoảng xảy ra, chính quyền Trung Quốc đã trấn an nhà đầu tư rằng dòng vốn chảy ra ngoài là nằm trong kế hoạch.
Trong khi dòng vốn chảy ra ngoài cao hơn thường lệ, các ngân hàng thương mại tuyên bố thâm hụt ngoại tệ giảm từ 91,4 tỷ USD trong quý I xuống còn 13,9 tỷ USD trong quý II năm 2015. Cục dự trữ ngoại hối quốc gia thông báo, tài khoản vãng lai thặng dư và tài khoản vốn thâm hụt sẽ trở thành một “điều bình thường mới” tại Trung Quốc giống như việc tiếp tục mở tài khoản vốn.
Hy vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, nhân tố phản ánh rủi ro dòng vốn chảy ra ngoài của Trung Quốc. Lãi suất cao hơn tại Mỹ khiến tính thanh khoản toàn cầu giảm và tăng cạnh tranh giữa các nước, vì các nhà đầu tư nhận thấy Mỹ có sức hấp dẫn hơn.
Trong chính sách cải cách tài chính Trung, dòng vốn chảy ra xuyên biên giới được mở tự do. Các quỹ tài chính được di chuyển ra khỏi Trung Quốc dưới sự sắp xếp của Nhà đầu tư tổ chức trong nước đủ chuẩn (QDII). Nguồn vốn đầu tư FDI ra nước ngoài của Trung Quốc gia tăng không ngừng cùng với sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” và các dự án đầu tư tiếp tục lan rộng ra toàn cầu với mục tiêu tìm kiếm tài nguyên, công nghệ và bí quyết sản xuất.
Nếu quả thực sự dịch chuyển của dòng vốn không mở hoàn toàn, dòng “tiền nóng” sẽ bị ảnh hưởng. Một số quỹ có thể di chuyển công khai thông qua các công ty gửi tiền, một số khác có thể thông qua một số hình thức ngầm khác mà chỉ được tính vào lỗi sai sót thống kê trong cán cân thanh toán. Từ Quý III năm 2014 cho đến Quý I năm 2015, lỗi sai sót thống kê tăng tương đối theo chiều hướng tiêu cực, số liệu Quý II năm 2015 vẫn chưa được công khai. 66 tỷ USD dòng vốn chảy ra trong quý 1 có vẻ như không được giải thích. Điều này nghĩa là dòng “tiền nóng” có thể xảy ra.
Cho đến nay, dòng vốn chảy ra dưới hình thức hợp pháp hoặc không hợp pháp cũng không thực sự đe dọa đến nền tài chính ổn định. Hơn thế nữa, một vài sự bất ổn trong tài khoản vốn có thể giúp quan chức Trung Quốc có cơ hội chuẩn bị cho những cơn shock tự do hóa tài khoản vốn trong tương lai. Hiện tại thì mức độ kiểm soát dòng chảy vốn vẫn khá mạnh và các bên hữu quan Trung Quốc không muốn mất giấc ngủ chỉ vì chuyện nhỏ - di chuyển vốn.
Nguồn Tri thức trẻ