Nguồn ảnh: Reuters

 
Mai Nam Thứ Hai | 17/08/2020 16:08

Trung Quốc tham gia "cuộc đua" vaccine với thế mạnh về công nghệ vaccine bất hoạt

Y tế do chính phủ Trung Quốc lãnh đạo làm dấy lên lo lắng về an toàn và ảnh hưởng ngoại giao.

Thế mạnh về công nghệ vaccine bất hoạt

Theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc đang nổi lên như một nước đi đầu trong các loại vaccine virus Corona mới. Sự phát triển này sẽ nâng Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về sự an toàn và khả năng chính quyền Bắc Kinh sử dụng vị thế của mình trong các tranh chấp lãnh thổ.

Trung Quốc đã cố gắng tận dụng cuộc khủng hoảng COVID-19 để nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của mình. Tuy nhiên, chính những sai lầm của Trung Quốc trong việc chống lại virus cũng như những tranh chấp trong ngoại giao đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng trở thành một nhà lãnh đạo thế giới.

Hiện, Trung Quốc có 9 ứng cử viên vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, có 5 vaccine ở giai đoạn III, giai đoạn cuối cùng của quá trình để được phê duyệt. Thành tựu này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc đứng đầu về các bệnh truyền nhiễm. Tuần trước, nhà sản xuất thuốc CanSino Biologics của Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm giai đoạn III tại Saudi Arabia với 5.000 tình nguyện viên.

Trong số 29 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới, có đến 9 loại ở Trung Quốc, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào. Trong số 7 công ty thuộc giai đoạn III, Trung Quốc có 5 công ty. Dự kiến các loại vaccine của Trung Quốc ​​sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là trong vài tháng tới.

Tiến bộ đáng kể là kết quả của mối quan hệ sâu sắc giữa các công ty dược phẩm và các viện nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ. CanSino là một công ty khởi nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, nhưng nó đang theo đuổi nghiên cứu chung với sự hỗ trợ của quân đội Trung Quốc. Một nhà sản xuất thuốc khác, Sinopharm cũng đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Sinopharm là công ty nhà nước, trong khi Sinovac Biotech là một liên doanh giữa Đại học Bắc Kinh và các công ty Hồng Kông. Tất cả đều được coi là thân cận với chính quyền Bắc Kinh và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc được xem là đầu tàu trong chiến lược vaccine của cường quốc thứ 2 thế giới.

Hồi tháng 6, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nhấn mạnh việc phát triển vaccine sẽ được tiến hành đồng thời bằng cách sử dụng 5 cách tiếp cận khác nhau. Trong khi chưa biết loại vaccine nào có thể được đưa vào sử dụng thực tế, Trung Quốc đã chọn thử tất cả để nước này có nguồn dự trữ quốc gia.

Hai công ty CanSino và Sinovac đang chuẩn bị sản xuất với công suất hàng năm từ 100-200 triệu liều với sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc.

Thế mạnh của Trung Quốc là vaccine bất hoạt. Đây là loại vaccine sử dụng các hạt virus hoặc vi khuẩn được nuôi cấy đã bị làm mất khả năng sinh bệnh. 3 trong số các vaccine thuộc loại bất hoạt của nước này đang trong giai đoạn III. Trong 5 nhóm trên thế giới đang theo đuổi vaccine COVID-19 bất hoạt, có đến 4 nhóm là của Trung Quốc.

Từ lâu, vaccine bất hoạt được nghiên cứu phát triển và hiệu quả cũng như độ an toàn của chúng đã được chứng minh. Tuy nhiên, vì virus được tạo ra bằng trứng gà và tế bào động vật, nên việc sản xuất tốn nhiều công sức và kém hiệu quả. Các nhà sản xuất dược phẩm châu Âu và Mỹ đã rút khỏi việc sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi phương pháp này, họ đã 2 lần từ chối sử dụng phương pháp tiếp cận làn sóng con người để phát triển vaccine.

Sức mạnh của Trung Quốc trong vaccine virus bất hoạt một phần là do kinh nghiệm trong quá khứ đối với các bệnh truyền nhiễm lớn như Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và cúm gia cầm.

Công ty nghiên cứu Astamuse có trụ sở tại Tokyo, Nhật đã kiểm tra các bằng sáng chế liên quan đến việc ngăn ngừa nhiễm trùng do virus RNA như virus Corona mới và cúm gây ra. Vào năm ngoái, có đến 106 đơn xin cấp bằng sáng chế của Trung Quốc, so với 61 đơn của Mỹ.

Từ năm 2008, Trung Quốc liên tục dẫn đầu thế giới về công nghệ vaccine bất hoạt. Bởi vì, công nghệ bất hoạt là cốt lõi trong các nỗ lực phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vaccine của Trung Quốc hiếm khi được phân phối ra nước ngoài và chưa biết hiệu quả thực sự của chúng ra sao. Các thử nghiệm lâm sàng tập trung vào tốc độ, nhưng có rất ít thông tin về hiệu quả và tác dụng phụ. Một nhà nghiên cứu Nhật cho biết, ngay cả sau khi hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng, việc lo lắng về sự an toàn vẫn còn.

Ngoại giao vaccine

Mối quan tâm về ngoại giao vaccine của Trung Quốc đang được các nhà phân tích tìm hiểu. Ở Trung Quốc, việc sử dụng vaccine để nắm quyền không phải là chuyện hiếm.

Trung Quốc cử các chuyên gia y tế và thiết bị bệnh viện đến trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp do COVID-19 ở Ý. Nguồn ảnh: Reuters.
Trung Quốc cử các chuyên gia và thiết bị y tế đến trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp do COVID-19 ở Ý. Nguồn ảnh: Reuters.

Trong cuộc họp thường niên của WHO hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện ý định chia sẻ vaccine COVID-19 ra nước ngoài.

 

Trong cuộc đua vaccine COVID-19, Nga cũng là một con ngựa chiến đang dẫn đầu. Chính quyền Putin đã bắt đầu sản xuất vaccine, tự hào rằng đây là vaccine đầu tiên trên thế giới. Mỹ cũng đã đầu tư hơn 10 tỉ USD để đảm bảo hàng trăm triệu liều vaccine. Giai đoạn sử dụng thực tế đang đến rất gần và việc mua vaccine nhanh chóng trở thành một vấn đề toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm:

► "Huy chương vàng" trong cuộc đua vaccine liệu có thật sự thuộc về Nga?