Thay đổi biên độ giao dịch là một cách thiết thực để hỗ trợ thương mại giữa Trung Quốc và Nga trong bối cảnh biến động gần đây của đồng rúp.
Trung Quốc tăng gấp đôi biên độ giao dịch với đồng rúp sau khi đồng tiền này lao dốc
Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi phạm vi giao dịch được phép giữa đồng tiền của họ và đồng rúp của Nga để giúp thúc đẩy thương mại giữa hai nước, khi nền kinh tế Nga lao đao trước các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc tấn công Ukraine.
Hệ thống Thương mại Ngoại hối Trung Quốc (CFETS) đã thông báo sẽ mở rộng biên độ giao dịch hàng ngày đối với tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ và đồng rúp, cho phép giao dịch 10% hàng ngày ở điểm giữa do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thiết lập.
CFETS cho biết biên độ giao dịch mới sẽ được áp dụng từ ngày 18/03, với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước.
Trung Quốc đã không “quay lưng” về phía Nga ngay cả khi các nước phương Tây ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên quan trọng cho Bắc Kinh và hai nước đã có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm dollar hóa thương mại song phương trong nhiều năm, kể từ khi các lệnh trừng phạt lần đầu tiên được áp dụng đối với Nga vì sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Các nhà phân tích cho biết sự thay đổi biên độ giao dịch là một cách thiết thực để hỗ trợ thương mại giữa Trung Quốc và Nga trong bối cảnh biến động gần đây của đồng rúp, giảm khoảng 36% trong năm nay so với USD và đồng Nhân dân tệ.
Đồng Rúp lao dốc so với Nhân dân tệ. |
Khả năng phục hồi tương đối của đồng nhân dân tệ trong suốt cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm dấy lên cuộc tranh luận rằng đồng tiền này có thể trở thành “thiên đường”, cũng như suy đoán rằng Bắc Kinh có thể sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế dựa trên đồng nhân dân tệ của mình để “đỡ” các lệnh trừng phạt đã làm rung chuyển nền kinh tế Nga.
Một trong số các biện pháp nghiêm khắc nhất mà các nước phương Tây áp dụng cho đến nay là việc loại bỏ hầu hết các tổ chức tài chính lớn của Nga khỏi Swift, hệ thống thanh toán toàn cầu. Các mạng thanh toán Visa, Mastercard và American Express cũng đã tạm ngừng hoạt động tại Nga.
Sau khi các biện pháp trừng phạt mới nhất được áp đặt, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống thanh toán xuyên biên giới của riêng mình nhằm mục đích cạnh tranh với Swift.
Các ngân hàng Nga đã liên kết với cả hai hệ thống thanh toán quốc tế Mir của Nga và UnionPay của Trung Quốc.
Một nhà kinh tế Trung Quốc tại một ngân hàng châu Âu ở Hồng Kông cho biết việc thay đổi biên độ giao dịch sẽ làm cho tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và cho phép các tổ chức ở Trung Quốc đã thanh toán dầu từ Nga bằng đồng rúp chuyển đổi tiền tệ sang đồng Nhân dân tệ với tỷ giá có lợi hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Giá phân bón tăng cao báo hiệu lạm phát thực phẩm trầm trọng
Nguồn FT