Ảnh: FT

 
Bá Ước Thứ Sáu | 15/02/2019 17:50

Trung Quốc sẽ lặng lẽ khai tử Vành đai Con đường?

Sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình đang đối mặt với nhiều trở ngại ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Đó là câu hỏi mở một chuyên gia đặt ra trong một bài đăng trên Nikkei Asian Review.

Sự chỉ trích và hoài nghi ở nước ngoài

Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã hủy bỏ hai dự án lớn thuộc sáng kiến Vanh đai, Con đường (BRI), bao gồm một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ USD, với lý do chi phí cao. Chính phủ mới của Pakistan đã kêu gọi xem xét lại viên ngọc quý của BRI - Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), mà Trung Quốc đã cam kết tài trợ hơn 60 tỉ USD. Maldives, quốc đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương, đang cố gắng đàm phán lại khoản nợ 3 tỉ USD mà nước này đã vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các dự án BRI.

Hiện tại, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, như kinh tế tăng chậm lại, cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ và phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quốc gia nhận tiền BRI, những người hoài nghi Trung Quốc, bao gồm các học giả, nhà kinh tế và doanh nhân, của BRI tự hỏi liệu nguồn lực của quốc gia có được sử dụng đúng.

Thực tế là truyền thông Trung Quốc hiện đã không còn đề cập đến BRI nhiều như trước nữa.

Những cơn gió kinh tế chống lại BRI là rõ ràng. Môi trường bên ngoài của Trung Quốc đã thay đổi quá nhiều kể từ khi ông Tập tung ra BRI vào năm 2013. Vào thời điểm đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt gần 4 nghìn tỉ USD. Có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời để sử dụng lượng ngoại hối đó để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cùng với việc sử dụng các nhà thầu và vật liệu của Trung Quốc, BRI cũng có thể giúp giải quyết vấn đề dư thừa của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp thép, xi măng và xây dựng.

Trung Quoc se lang le khai tu Vanh dai Con duong?
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (nghìn tỉ USD) qua các năm.

Nhưng thế giới đã thay đổi trong 5 năm qua. Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng tháo chạy dòng vốn khỏi đất nước, khiến chính phủ Trung Quốc phải sử dụng ​​hơn 1.000 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối của nước này để bình ổn thị trường. Nếu tính đến tác động từ cuộc chiến tranh thương mại đối với cán cân thanh toán của Trung Quốc trong tương lai, Trung Quốc sẽ khó có thể tạo ra thặng dư ngoại hối đủ để tài trợ cho BRI trên cùng một quy mô. Thuế quan áp đặt bởi Mỹ và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ làm giảm đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, ở mức độ thấp hơn, các thị trường phát triển khác.

Do thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ chiếm gần như toàn bộ thặng dư tài khoản vãng lai, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm đáng kể dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai cho Trung Quốc nếu không thể bù đắp được sự thiếu hụt khi xuất khẩu sang các thị trường khác. Việc cán cân thanh toán xấu đi có thể sẽ buộc Bắc Kinh sử dụng dự trữ ngoại hối chủ yếu để bảo vệ đồng Nhân dân tệ và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Do đó, Bắc Kinh sẽ phải xem xét các cam kết bên ngoài một cách cẩn thận. Các dự án được hình thành và ra mắt khi nó được thực hiện khi ngoại hối đầy ắp sẽ được đánh giá lại. Một số dự án sẽ phải bị giới hạn hoặc thậm chí bị bỏ rơi hoàn toàn.

Khó khăn trong nước

Nhưng rắc rối cho BRI không chỉ xuất phát từ sự chắc chắn của thu nhập ngoại hối giảm của Trung Quốc trong những năm tới. Về phía trong nước, những khó khăn mà Bắc Kinh phải đối mặt là chi phí lương hưu ngày một tăng, tăng trưởng kinh tế và thu thuế giảm dần, và điều này khiến chính phủ Trung Quốc sẽ phải thắt chặt chi tiêu. Và với việc cắt giảm thuế để kích thích kinh tế, nguồn thu của nhà nước có thể còn giảm nữa.

Trong khi đó, lỗ hổng lớn nhất trong ngân sách của Bắc Kinh là chi tiêu cho lương hưu ngày một tăng cho dân số già hóa nhanh chóng. Trong điều kiện như thế, lấy tiền có thể chi cho lương hưu tại Trung Quốc để xây dựng một con đường đến một nơi xa xôi ở một vùng đất xa xôi sẽ khó lòng được ủng hộ.

Gần đây, Bắc Kinh đã chỉ cấp cho Pakistan khoản vay mới khoảng 2,5 tỉ USD, so với 6 tỉ USD mà Islamabad muốn.

Vì thế, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu cuối cùng Bắc Kinh lặng lẽ ngừng BRI phiên bản 1.0.