Trung Quốc sẽ kích thích kinh tế bằng cắt giảm thuế?
Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xem cắt giảm thuế khi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại nền kinh tế đang chậm lại, vì dữ liệu tín dụng được công bố hôm thứ ba cho thấy một số minh chứng cho chiến lược kích thích dần dần của nước này.
Bloomberg cho biết những bằng chứng về việc Trung Quốc ngã sang các biện pháp tài khóa đã xuất hiện, khi các quan chức chính sách cao cấp cam kết rằng việc giảm thuế đối với quy mô lớn hơ, trong bối cảnh dữ liệu thương mại và GDP ngày càng xấu đi. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. ước tính tổng tác động sẽ vào khoảng 2.000 tỉ nhân dân tệ (300 tỉ USD), tương đương 1,2% tổng sản phẩm quốc nội.
Điều đánh dấu việc Trung Quốc sẽ từ bỏ việc đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với các kích thích tiền tệ lớn đã được triển khai sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bắc Kinh đang cố gắng ngăn suy thoái kinh tế mà không bị đè nén bởi áp lực nợ.
Cui Li, người đứng đầu nghiên cứu vĩ mô tại CCB International Holdings Ltd. tại Hồng Kông, cho biết: "Hiện tại, thực hiện các chính sách tiền tệ cần hạn chế và các chính sách tài khóa như cắt giảm thuế là công cụ quan trọng". Đòn bẩy và giá bất động sản cao đã hạn chế cơ hội kích thích tiền tệ lớn, bà nói.
"Nhưng như một biện pháp ủng hộ tăng trưởng, cắt giảm thuế sẽ có hiệu lực với tốc độ chậm hơn so với chi tiêu cơ sở hạ tầng," bà nói.
GDP của Trung Quốc qua các năm. |
Chính phủ Trung Quốc đã nắm bắt được vấn đề, sau khi nhiều năm đầu tư quá mức dẫn đến hiệu quả thấp và nợ tăng lên, các nhà kinh tế của JP JP Morgan do Zhu Haibin dẫn đầu đã viết trong một báo cáo. Tuy nhiên, tác động đến tăng trưởng có thể khiêm tốn, các nhà kinh tế nhận định iệc thu thuế mạnh mẽ hơn có thể làm giảm lợi ích và việc cắt giảm thuế cho nền kinh tế là không chắc chắn.
Việc cắt giảm có thể thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 0,46 điểm phần trăm, các nhà kinh tế cho biết. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại và bởi sự không chắc chắn liên quan đến cuộc chiến thương mại, ít nhất các yếu tố dự kiến sẽ kéo dài trong thời gian tới.
"Giảm thuế gần như là cách duy nhất để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Đó là những lo lắng chính trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc chững lại hiện nay", Wang Jian, một nhà kinh tế tại Thượng Hải của Shenwan Hongyuan Group, nhận định. Ông nói thêm: "Chính phủ rất miễn cưỡng quay trở lại với các kích thích lớn, và nới lỏng chính sách bất động sản là không thể."
Thương mại Trung Quốc trượt dốc tăng thêm áp lực cho việc dàn xếp với chính quyền Trump
Tháng 5 năm ngoái, chính phủ nước này đã cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với các ngành sản xuất, vận chuyển, xây dựng, viễn thông và nông sản, sau đó là cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và đưa ra các khoản khấu trừ. Đầu tháng này, Hội đồng Nhà nước đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế hàng năm trị giá 29 tỉ USD cho các công ty nhỏ.
Sự thay đổi của cách tiếp cận đang được thúc đẩy chủ yếu bởi khối nợ Trung Quốc, điều này khiến cho việc tài trợ phung phí cho các dự án và đường sắt nguy hiểm cho sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ, nó không rõ liệu cách tiếp cận mới này có đủ để ổn định nền kinh tế hay không.