Thứ Tư | 03/04/2013 19:30

Trung Quốc sẽ "hạ cánh mềm"?

Việc giảm tốc độ tăng trưởng mà không đi kèm với sụp đổ và gián đoạn trong đầu tư tài chính là phức tạp và thất bại là không thể tránh khỏi.
Trong thập kỷ tới, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại. Đó không phải là quan điểm bi quan của một ai đó mà là của chính chính phủ Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu tăng trưởng sẽ giảm từ từ hay đột ngột? Vào câu trả lời không chỉ phụ thuộc tương lai của Trung Quốc, mà còn của cả thế giới.

Nguồn: Thomson Reuteur
Nguồn: Thomson Reuteur
Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước (DRC) tháng trước, một trong số các tài liệu được cung cấp có tựa đề là "Mười năm nhìn lại: Tốc độ tăng trưởng tiềm năng sụt giảm và bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới". Đề xuất của tài liệu này là tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ hơn 10%/năm giai đoạn 2000-2010 xuống khoảng 6,5% từ 2018-2022. Giảm như vậy là phù hợp với sự suy giảm kể từ quý II/2010 (Biểu 1).

Các tác giả đưa ra 2 lý do cho sự suy giảm: hoặc là Trung Quốc đã rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" do sản xuất công nghiệp suy giảm, hoặc nước này đặt mục tiêu "hạ cánh mềm1" khi nền kinh tế bắt đầu bắt kịp với các nền kinh tế tiên tiến. Kịch bản thứ hai diễn ra tại Nhật Bản vào những năm 1970 và Hàn Quốc trong những năm 1990. Báo cáo của DRC lập luận rằng, sau 35 năm tăng trưởng 10%, đây là điều cuối cùng xảy ra với Trung Quốc.

Dưới đây là một vài lý do tại sao các tác giả cho rằng quan điểm trên là chính đáng.

Thứ nhất, tiềm năng đầu tư cơ sở hạ tầng đã "co lại rõ ràng", với tỷ lệ trong đầu tư tài sản cố định giảm từ 30% xuống 20% trong thập kỷ qua.

Thứ hai, lợi nhuận trên tổng tài sản đã giảm và dư thừa công suất tăng vọt. Hệ số ICOR2, đo lường bao nhiêu đồng đầu tư để thu được 1 đồng lợi nhuận, đạt 4,6 năm 2011, mức cao nhất kể từ năm 1992. Tăng trưởng do đầu tư ở Trung Quốc ngày càng thấp hơn.

Thứ ba, tốc độ tăng cung lao động đã giảm mạnh.

Thứ tư, quá trình đô thị hóa vẫn đang tăng, nhưng với tốc độ chậm.

Cuối cùng, rủi ro tài chính của chính quyền địa phương và bất động sản đang tăng lên.

Nguồn: Thomson Reuteur
Nguồn: Thomson Reuteur
Với tất cả các lý do kể trên, theo các tác giả, một quá trình chuyển đổi để tăng trưởng chậm hơn đã bắt đầu. Để phân tích triển vọng chặt chẽ hơn, các tác giả sử dụng một mô hình kinh tế dựa trên các giả định: Đầu tư cố định giảm từ 49% /GDP năm 2011 xuống 42% vào năm 2022; Tỷ lệ tiêu dùng/GDP tăng từ 48% lên 56% vào năm 2022; Tỷ trọng công nghiệp trên GDP giảm từ 45% xuống 40%, còn tỷ trọng dịch vụ tăng từ 45% lên 55%.

Nền kinh tế chuyển sang tăng trưởng do tiêu thụ, thay vì do đầu tư. Về phía cung, động lực chính của sự suy giảm trong tăng trưởng là sự sụp đổ trong tăng trưởng dự trữ vốn, tốc độ tăng đầu tư giảm (Biểu 2).

Quan điểm nêu trên cho thấy sự sụt giảm tăng trưởng sắp xảy ra là khá hợp lý. Nhưng người ta có thể có một cái nhìn lạc quan hơn. Theo dữ liệu của Hội thảo, GDP bình quân/người của Trung Quốc (tính theo sức mua tương đương) là tương tự của Nhật Bản năm 1966 và Hàn Quốc năm 1988. Sau đó, các quốc gia này đã có từ 7-9 năm tăng trưởng cực nhanh. Điều đó cho thấy, tăng trưởng của Trung Quốc so với tiềm năng là chưa nhiều. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện chỉ bằng 1% của Mỹ và còn có thể tăng tiếp.
Nguồn: Thomson Reuteur
Nguồn: Thomson Reuteur
Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác chống lại sự lạc quan này. Trung Quốc hiện vẫn phụ thuộc vào đầu tư, không chỉ như một nguồn lực mà là nhu cầu (Biểu 3). Việc phụ thuộc vào đầu tư là không bền vững, vì lợi nhuận cuối cùng vẫn do sự tăng lên trong tiêu thụ.

Theo một quan điểm bi quan hơn, kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sự thay đổi từ một nền kinh tế tăng trưởng cao, đầu tư cao xuống nền kinh tế đầu tư thấp, tăng trưởng thấp hơn là rất phức tạp. Có 3 mối rủi ro:
Đầu tiên, nếu dự kiến ​tăng trưởng sẽ giảm từ hơn 10% xuống 6%, tỷ lệ vốn đầu tư cần thiết cho sản xuất sẽ giảm từ 50% xuống 30%/GDP. Một sự suy giảm như vậy sẽ gây ra suy thoái, trong tất cả các trường hợp.
Thứ hai, tăng trưởng tín dụng mạnh luôn đi kèm với tăng đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác với lợi nhuận cận biên giảm. Tăng trưởng giảm còn có nghĩa là các khoản nợ xấu tăng lên, nhất là vào các khoản đầu tư được thực hiện dựa trên giả định quá khứ sẽ tiếp tục tăng trưởng. Hệ thống tài chính sẽ trở nên mong manh hơn, nhất là trong bối cảnh tín dụng đen phát triển nhanh chóng.

Thứ ba, có rất ít lý do để mong đợi tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm, tăng trưởng tiêu thụ bền vững vì điều này liên quan đến đầu tư, đòi hỏi một sự thay đổi phù hợp với thu nhập của các hộ gia đình và các tập đoàn, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động tăng lên và lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, một nguy cơ rõ ràng rằng sự suy giảm lợi nhuận sẽ dẫn đến sự sụp đổ đầu tư.

Kế hoạch của chính phủ Trung Quốc là chuyển đổi thuận lợi sang một nền kinh tế cân bằng tốt hơn và phát triển chậm hơn. Chính phủ có tất cả các đòn bẩy cần thiết và nền kinh tế vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, việc giảm tốc độ tăng trưởng mà không đi kèm với sụp đổ và gián đoạn trong đầu tư tài chính là phức tạp hơn so với bất kỳ mô hình cân bằng tổng thể nào và thất bại là không thể tránh khỏi. Nhật Bản là một ví dụ. Trung Quốc có thể tránh được điều này, một phần vì vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro cao và tồn tại nhiều thách thức hơn trong thập kỷ tới.
------------------------------------
1."Hạ cánh mềm" - Một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, đủ để tránh suy thoái kinh tế, nhưng đủ chậm để tránh lạm phát cao. Hạ cánh mền còn có nghĩa là một nền kinh tế tránh được các co giãn mạnh, ví dụ suy thoái, thông qua can thiệp của chính phủ bằng các chính sách tài chính hoặc tiền tệ (theo http://www.investopedia.com).

“Hạ cánh cứng”, xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công.

2. ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện