Công nhân tiêm vaccine cúm gia cầm H9 cho gà con tại một trang trại ở huyện Trường Phong, tỉnh An Huy ngày 14.4.2013. Ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 02/06/2021 16:35

Trung Quốc phát hiện ca bệnh cúm gia cầm H10N3 đầu tiên ở người

Bắc Kinh khẳng định nguy cơ bùng phát thành dịch là rất thấp.

Theo The Washington Post, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng một người đàn ông ở tỉnh Giang Tô, phía tây bắc Thượng Hải, đã trở thành người đầu tiên bị nhiễm chủng cúm gia cầm H10N3.

Xác gà tại một chợ gia cầm bán buôn ở Thượng Hải. Nhiều chủng cúm gia cầm hiện diện ở Trung Quốc và một số lây nhiễm không thường xuyên ở người. Ảnh: AP.
Xác gà tại một chợ gia cầm bán buôn ở Thượng Hải. Nhiều chủng cúm gia cầm hiện diện ở Trung Quốc và một số lây nhiễm không thường xuyên ở người. Ảnh: AP.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết: không có bằng chứng cho thấy chủng vi khuẩn này có khả năng lây lan giữa người với người, nguy cơ bùng nghiêm trọng là “rất thấp”.

Người đàn ông 41 tuổi sống ở thành phố Trấn Giang đã nhập viện ngày 28.4 sau khi có các triệu chứng sốt. Ông được chẩn đoán nhiễm virus cúm gia cầm chủng H10N3.

Mặc dù, vẫn được giám sát y tế, tình trạng của ông ta được mô tả là ổn định và đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất viện. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ông ta nhiễm virus bằng cách nào.

Người đi làm đeo khẩu trang để bảo vệ chống lại sự lây lan của COVID-19 khi họ đi bộ qua một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh vào tháng 4.2020. Ảnh: AP.
Người đi làm đeo khẩu trang để bảo vệ chống lại sự lây lan của COVID-19 khi họ đi bộ qua một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh vào tháng 4.2020. Ảnh: AP.

Tin tức về sự lây nhiễm H10N3 được đưa ra giữa sự tàn phá của đại dịch COVID-19, cũng được xác định lần đầu tiên ở Trung Quốc và được nhiều người cho là đã đến với người từ dơi qua một số hình thức lây lan từ động vật.

Một chủng cúm gia cầm khác, được gọi là H7N9, đã dẫn đến cái chết của khoảng 300 người trong đợt bùng phát từ 2016 - 2017.

Nhưng các loại cúm gia cầm phổ biến ở Trung Quốc và do việc giám sát virus được tăng cường nên tương đối dễ tìm thấy ở người. Không giống như H7N9, không có bằng chứng cho thấy H10N3 có thể lây lan dễ dàng giữa người với người.

Nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Gregory Grey tại Đại học Duke nói rằng: “Chúng ta càng tìm kiếm nhiều loại virus mới là nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân”.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Nguồn gốc phơi nhiễm virus H10N3 của bệnh nhân không được xác định tại thời điểm này và không có trường hợp nào khác được phát hiện trong quá trình giám sát khẩn cấp trong cộng đồng dân cư địa phương. Tại thời điểm này, không có dấu hiệu lây truyền từ người sang người”.

 

Điều phối viên phòng thí nghiệm khu vực của Trung tâm Khẩn cấp về Dịch bệnh Động vật Xuyên biên giới của Tổ chức Nông lương tại văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương – ông Filip Claes cho biết: chủng này không phải là một loại virus rất phổ biến.

Luật sư sức khỏe toàn cầu Alexandra Phelan tại Trung tâm Khoa học Y tế Toàn cầu và An ninh của Đại học Georgetown cho rằng: mọi người nên cảnh giác nhưng không nên quá lo lắng về tin tức trên. Bởi lẽ, sự lan tỏa giữa các loài không có nghĩa là có nguy cơ dịch bệnh.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết H10N3 ít gây bệnh nặng hơn cho các loài chim. Các nhà chức trách Trung Quốc đã giám sát y tế tất cả những người thân cận của người đàn ông và cho biết những người này không có dấu hiệu “bất thường”.

Cư dân địa phương được yêu cầu phải luôn cảnh giác, đeo khẩu trang và đến gặp bác sĩ nếu họ bị bất kỳ triệu chứng cúm nào. Họ cũng được khuyến cáo nên cố gắng tránh tiếp xúc gần với các loài chim, dù chúng còn sống hay đã chết.

Sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm gần đây ở châu Phi và lục địa Âu - Á, Trung Quốc siết chặt giám sát các trang trại gia cầm, chợ và chim hoang dã.

Có thể bạn quan tâm:

Liệu thế giới có đạt được miễn dịch cộng đồng?