Trung Quốc phản pháo trước cáo buộc bán phá giá
Tại cuộc họp các nước tham gia WTO, Trung Quốc gửi thông điệp tới các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm cả liên minh Châu Âu và Mỹ rằng những cáo buộc về hàng xuất khẩu giá rẻ của nước này sẽ cần xét đến tiêu chuẩn cao hơn kể từ tháng 12 năm 2016 trở đi.
Kể từ khi gia nhập WTO từ năm 2001 cho đến nay, Trung Quốc là một trong những nước thường xuyên bị các nước khác phản ánh là hàng hóa xuất khẩu của họ đang bán phá giá trên thị trường.
Nếu chiếu theo các quy định thương mại thế giới thì những nước nhập khẩu có quyền áp đặt mức thuế trừng phạt lên các hàng hóa xuất khẩu bị nghi phá giá đối với hàng hóa các nước xuất khẩu.
Thông thường, để đưa ra những áp đặt thuế như vậy, các nước nhập khẩu sẽ dựa trên sự so sánh giữa giá bán tại nước đó với giá hàng hóa đó tại chính thị trường các nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu theo các điều khoản quy định của Trung Quốc thì cho rằng bởi vì Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường, nên các nước khác không cần phải sử dụng mức giá tại thị trường Trung Quốc để làm căn cứ cho những cáo buộc về bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đại diện của Trung Quốc tại cuộc họp các nước tham gia WTO vào ngày 10/11 vừa qua cho rằng quá trình thực hiện trước đây đã "lỗi thời, không công bằng và phân biệt đối xử" đối với hàng Trung Quốc. Theo các điều khoản của các nước thành viên, Trung Quốc sẽ tự động được xem là một nền kinh tế thị trường sau 15 năm, điều này có nghĩa là phải đến ngày 11/12/2016 Trung Quốc mới được xem là nền kinh tế thị trường.
Trong thương mại, các khiếu nại bán phá giá là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong WTO và phần lớn những cáo buộc bán phá giá là về các sản phẩm của Trung Quốc.
Tính riêng trong tháng 9 vừa qua, WTO cho biết tổ chức này đã nhật được thông báo về chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu, đối với 22 mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc từ các bộ phận cấu thành pin năng lượng mặt trời cho đến các sản phẩm thép và kim loại, cũng như các sản phẩm về thực phẩm của nước này.
Do đó, đại diện của Trung Quốc cho rằng những hàng hóa trong danh sách này sẽ cần phải dựa trên mức giá hàng hóa nội địa của nước này để tránh những tranh chấp không cần thiết trong WTO phải tính từ thời điểm cuối năm tới trở đi.
Được biết, trong tổng số 500 vụ tranh chấp thương mại thì có đến 20% trong số đó được đưa lên WTO trong suốt chiều dài 20 năm lịch sử liên quan đến bán phá giá, trong đó một vài tranh chấp giữa Trung Quốc và EU hay với Mỹ gia tăng trong một vài năm trở lại đây.
Nguyệt Nhi
Nguồn Reuters