Ảnh: Nikkei Asian Review.
Trung Quốc muốn vũ khí hóa đất hiếm: Coi chừng phản tác dụng
Trung Quốc đang tìm cách tăng cường sự chi phối của mình đối với các loại khoáng sản đất hiếm cần trong vô số sản phẩm công nghệ, thông qua các quy định được tạo ra nhằm thúc đẩy nền công nghiệp cấp cao. Tuy nhiên, làm như thế, Bắc Kinh có nguy cơ thúc đẩy sự đầu tư trong công nghiệp đất hiếm tại Mỹ.
Trung Quốc sản xuất gần 80% đất hiếm toàn cầu, chúng được dùng trong rất nhiều sản phẩm bao gồm điện thoại thông minh và động cơ xe hơi và xe điện. Do những lo ngại về việc Bắc Kinh đang cân nhắc một số hạn chế về xuất khẩu, giá của đất hiếm đã tăng vọt trong vài tháng qua.
Giá của neodymium, chủ yếu dùng trong nam châm, đã tăng 30% lên 68,5 USD/kg từ tháng 4. Dysprosium, cũng được dùng trong nam châm, tăng 30% lên 290 USD/kg trong cùng kỳ.
Cả hai loại nguyên liệu đều có những công dụng rất cần thiết. Neodymium tăng lực hút nhưng nó sẽ yếu đi dưới nhiệt độ cao. Vì động cơ xe sẽ rất nóng, dyprosium được thêm vào để giúp neodymium chống nhiệt. Khi những chiếc xe điện và xe hybrid (lai giữa đông cơ điện và động cơ đốt trong) ra mắt thị trường, nhu cầu về những khoáng sản này được dự đoán sẽ tăng cao.
Do tầm quan trọng của những khoáng sản đối với công nghiệp và quốc phòng, gầy đây khi tăng thuế lên 25% đối với đa số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Washington đã loại trừ các loại vật liệu đất hiếm.
Nhiều nhà phân tích cho biết Bắc Kinh khó có thể sử dụng những biện pháp cứng rắn từng dùng trong quá khứ, vì sợ rằng sẽ gánh chịu cơn thịnh nộ từ Mỹ. “Thái độ và lời bình phẩm của Trung Quốc [lần này] nhẹ hơn so với khi Bắc Kinh hạn chế vận chuyển đất hiếm đến Nhật Bản năm 2010,” Kotaro Shimizu, phụ trách phân tích tại Bộ phân Tư vấn và Nghiên cứu tại Ngân hàng Mitsubishi UFJ.
Năm đó, khi Mỹ cố gắng hồi sinh việc khai thác đất hiếm trong nước bằng cách giới thiệu một dự luật có tên là, Chuyển đổi Nguồn lực và Công nghệ Chuỗi cung ứng Đất hiếm, hay còn gọi là Đạo luật RESTART. Dù đạo luật này không được đón nhận, Shimizu cho biết: “Giờ đây chúng ta lại thấy xuất hiện lời kêu gọi sản xuất đất hiếm tại Mỹ”.
80% nguồn cung đất hiếm của Mỹ là đến từ Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
||
Trung Quốc cũng đã từng dùng quân bài đất hiếm với Nhật...
Khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đến Nhật Bản, căng thẳng giữa hai nước đối với Quần đảo Senkaku tăng cao, nơi mà Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền nơi này và gọi là Điếu Ngư. Vào lúc đó, dư luận Trung Quốc cho rằng: “Trung Quốc dùng đất hiếm làm đòn bẩy để gây tổn hại đến Nhật Bản,”, Shimizu nói.
Nhưng Trung Quốc phải trả giá cho sự kiểm soát chặt chẽ đó. Đột ngột phải đối mặt với thiếu hụt trong nguồn cung, và giá tăng cao, những công ty Nhật Bản bắt đầu hạn chế việc tiêu thụ đất hiếm và thay vào đó tập trung vào tái sử dụng. Theo Japan Society of Newer Metals, nhu cầu về đất hiếm trong nước giảm từ 32.390 tấn năm 2007 xuống còn 13.197 năm 2012.
“Bắc Kinh vẫn nhớ rằng do hạn chế xuất khẩu đất hiếm vào năm 2010, chính họ đã đẩy nền công nghiệp của mình vào một tình thế rất khó khăn,” Yoshikazu Watanabe, chủ tịch công ty tư vấn tài nguyên tự nhiên Tsukushi Shigen Consul. “Giờ đây, nước cờ của Trung Quốc chỉ là bề ngoài và để nhắc Mỹ rằng họ có thể hạn chế xuất khẩu.”
Sau thất bại của Dự luật RESTART, giá tại thị trường Mỹ tuột dốc trong nhiều năm và công ty khai thác Molycorp nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào năm 2015. Từ 2016 đến năm ngoái, ngành sản xuất đất hiếm tại Mỹ ngừng hoàn toàn, khi Mỹ sản xuất 15.000 tấn, theo dữ liệu từ U.S.Geological Survey.
Nước Mỹ vẫn chưa thể tinh luyện đất hiếm. Quặng được lấy từ Mountain Pass, mỏ khai thác duy nhất còn hoạt động tại Mỹ, được vận chuyển đến Trung Quốc, nơi có công nghệ tinh luyện tân tiến nhất. Từ ngày 1/6, Bắc Kinh đã áp thuế 25% lên quặng đất hiếm mà Mỹ gửi đến Trung Quốc để tinh luyện.
Nhưng những nỗ lực nhằm lấp đầy lỗ hổng trong chuỗi cung ứng ở Mỹ vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài Trung Quốc, Lynas, công ty Úc và là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, tuyên bố vào tháng 5 rằng họ đã ký một thỏa thuận với công ty sản xuất đất hiếm Blur Line của Mỹ để hợp tác phát triển cơ sở tinh luyện tại Mỹ.
Ông Shigeo Nakamura, chủ tịch của Advanced Material Japan, công ty chuyên kinh doanh đất hiếm tại Nhật Bản, cho biết nước Mỹ có thể thực hiện tinh luyện tại Việt Nam, Myanmar và Estonia. “Sẽ luôn có những luôn có một lựa chon thay thế cho Mỹ từ một nước thứ ba,” ông cho biết. Vì thế Bắc Kinh phải có những động thái thận trọng để cũng cố vị thế của mình.
Coi chừng phản tác dụng
Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc cho rằng những nhà sản xuất đất hiếm nên loại bỏ những phương pháp sản xuất cấp thấp, bằng cách tăng cường đầu tư và nghiên cứ để nâng cao tính cạnh tranh.
Trong khi đó, vào tháng 5, Bắc Kinh bắt đầu hạn chế nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar để ngăn chặn nạn buôn lậu. Myanmar sản xuất dysprosium và terbium – được biết đến là loại đất hiếm có độ nặng trung bình, vốn có thể chỉ được tìm thấy ở vài nơi trên trái đất. Một lượng lớn quặng nhập vào Trung Quốc một cách bất hợp pháp; khoảng 85% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Trung Quốc là được cho từ Myanmar.
Đối những hợp chất như nam châm đất hiếm, vốn được Mỹ nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, những ảnh hưởng của sự căng thẳng cho đến này cũng là không đáng kể.
Shin-Etsu Chemical, công ty sản xuất ra nam châm, cho biết chiến tranh thương mại “không tác động đến sản xuất và vận chuyển nam châm đất hiếm.” Công ty Nhật nhập khẩu hợp kim đất hiếm từ công ty con tại Trung Quốc ở Phúc Kiến và sản xuất nam châm tại Nhật Bản.
Ông Nakamura, chuyên gia tại Advanced Material Japan ám cho rằng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị phản tác dụng. “Bắc Kinh càng cố vũ khí hóa đất hiếm, nền công nghiệp Mỹ sẽ càng phát triển và thu hút nhiều đầu tư hơn,” ông cho biết. “Bên duy nhất chịu thiệt sẽ là Trung Quốc.”
► Khả năng Trung Quốc dừng xuất khẩu đất hiếm để trả đũa Mỹ đang lớn dần?
Nguồn Nikkei Asian Review