Thứ Hai | 31/03/2014 19:13

Trung Quốc mong muốn gì ở châu Âu?

Ngày 31/3, Chủ tịch hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Brussels.

Đây là lần đầu tiên một Chủ tịch Trung Quốc đến thăm trụ sở của Liên minhchâu Âu (EU).

Mục đích chuyến thăm lần này củaTrung Quốc là để đạt được thỏa thuận thương mại với EU. Đổi lại, EU hy vọng sẽthuyết phục Trung Quốc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài đểthu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp hơn.

Buổi đàm phán đầu tiên diễn ra vàotháng 1/2014. Chính phủ Trung Quốc dường như mong muốn thúc đẩy đàm phán nhiềuhơn nữa trong khoảng thời gian này. Trước khi bắt đầu chuyến thăm, Bộ trưởngngoại giao Trung Quốc Wang Yi phát biểu trước Đại hội đại biểu nhân dân toànquốc rằng, ông hy vọng sẽ đẩy nhanh đàm phán hướng tới ký kết thỏa thuận đầu tưvới EU.

Vậy, Trung Quốc và EU muốn đạt được điềugì thông qua thỏa thuận này?

Hàng hóa giao dịch giữa Trung Quốc và EU
Hàng hóa giao dịch giữa Trung Quốc và EU

Cân bằng thương mại

Theo dữ liệu mới nhất của Ủy ban châuÂu, hàng năm, số hàng hóa giao dịch giữa EU và Trung Quốc có giá trị trên 588,6tỷ USD, tương đương với 1,6 tỷ USD/ ngày. Tuy nhiên, châu Âu nhập khẩu hàng hóatừ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang nước này. Năm 2013, thâm hụt thươngmại của EU với Trung Quốc là 180 tỷ USD.

Phòng thương mại của Ủy ban châu Âucho biết, hàng năm, 20 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc vượt qua ngưỡng thu nhập13.500 USD. Với mức thu nhập cao như vậy, tầng lớp trung lưu trở thành đốitượng chính tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ.

Các nhà đầu tư châu Âu muốn lợi dụng sựphát triển của tầng lớp này và đẩy mạnh xuất khấu sang Trung Quốc.

Để làm được điều này, EU đang tiếntới việc áp dụng ít quy định hơn đối với thị trường Trung Quốc.

Nhiều nguồn đầu tư trực tiếphơn

Theo Ủy ban châu Âu, mặc dù khốilượng giao dịch giữa 2 bên khá lớn nhưng vốn đầu tư trực tiếp chung của TrungQuốc vẫn còn tương đối thấp, chỉ bằng trên 2% FDI của EU.

Trong nhiều năm, các công ty châu Âuxây dựng các nhà máy ở Trung Quốc, lợi dụng nguồn nhân công rẻ để kiếm lợinhuận. Nhưng hiện tại, xu hướng này đã bị đảo ngược. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang để mắt đến khu vực Tây Âu và ĐịaTrung Hải – nơi khủng hoảng tại khu vực châu Âu đã kéo giảm giá nhân công vàthiếu vốn đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc vừa tuyên bố kế hoạchtham vọng của nước này. Theo đó, Trung Quốc sẽ đầu tư 100 tỷ USD/ năm vào cácquốc gia Tây Âu cho đến năm 2015. Năm 2012, Trung Quốc mở nhà máy đầu tiên tại Bulgaria, chophép hãng này thâm nhập vào thị trường châu Âu mà không mất thuế.

Các chuyên gia cho rằng, với khoảnđầu tư của Trung Quốc, châu Âu có thể thoát khỏi suy thoái kinh tế. Ví dụ nhưcảng Piraeus. Mặcdù kinh tế Hy Lạp bị tàn phá bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng cảngPiraeus – do phía Trung Quốc điều hành – vẫn hoạt động và trở thành một trongnhững trung tâm vận chuyển chính của châu Âu.

Giácả hợp lý

Năm 2013, mối quan hệ thương mại củachâu Âu và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất lớn do những cáo buộc bán phá giá.

EU đánh thuế nhập khẩu cao đối vớicác hãng sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc với cáo buộc giá bán của các tấmpin mặt trời thấp hơn mức giá quy định.

Để đáp trả lại, Trung Quốc đã tiếnhành đánh thuế chống trợ cấp đối với rượu nhập khẩu của châu Âu.

Mặc dù cả hai tranh chấp đều đã đượcgiải quyết nhưng chỉ 1% số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được bảo vệ bằngcác biện pháp chống bán phá giá của EU.

Xóa bỏ rào cản ở Trung Quốc

EU cho biết, Trung Quốc vẫn còn đặtra quá nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các nhà đầu tưnước ngoài không có quyền thâm nhập vào các lĩnh vực như vận chuyển, viễn thôngvà y tế của nước này.

Michał Król, cố vấn đầu tư ECIPE củaEU, cho biết, phần quan trọng của thỏa thuận thương mại tiềm năng này là: “Đâylà nỗ lực để thiết lập quan hệ thị trường cân đối – có nghĩa là các công tychâu Âu và Trung Quốc có quyền hạn tương đương để thâm nhập vào thị trường củađối tác”.

Liên doanh bắt buộc và giới hạn vềsở hữu nước ngoài đồng nghĩa với việc sẽ rất khó cho các công ty châu Âu thựchiện các quy định của Trung Quốc. Ủy ban châu Âu công bố kết quả khảo sát gầnđây và cho biết, gần 1/2 các công tychâu Âu đang hoạt động ở Trung Quốc đã mất cơ hội kinh doanh do các quy định.

Marie Julie Chenard, chuyên gia quan hệ kinh tế tại công tytư vấn LSE Ideas ở châu Âu, nhận định: “Trung Quốc đang cải cách để mở rộngdanh sách các lĩnh vực mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đối xử với họnhư những nhà đầu tư trong nước”.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết, thỏathuận đầu tư này có thể không bao gồm các vấn đề như hối lộ, tham nhũng, độ tincậy của các đối tác kinh doanh và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Tầm quan trọng của thỏathuận thương mại với EU đối với Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại lớnthứ 2 của EU sau khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001. EU lànguồn nhập khẩu và điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Các công ty châu Âu đáp ứng nhu cầu củaTrung Quốc về xe, máy bay, sản phẩm hóa học và các mặt hàng xa xỉ. Trong khiđó, châu Âu cũng nhập khẩu hàng dệt may, điện tử và các mặt hàng khác của TrungQuốc.

Một số người kỳ vọng, Trung Quốc sẽtrở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.

Nguồn Dân Việt/ CNN


Sự kiện