Trung Quốc lần đầu tiên thừa nhận ý đồ quân sự trên Biển Đông
Ông Sun đã phát biểu tại Singapore vào ngày 31/5 vào thời điểm Đối thoại Shangri-la, cuộc họp thượng đỉnh về an ninh châu Á được tổ chức.
Đầy là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã công khai thừa nhận rằng các hoạt động xây đựng trên các đảo nhân tạo và bãi đã tại vùng tranh chấp trên Biển Đông là vì mục đích quân sự.
“Cùng với mục tiêu đảm bảo các nhu cầu về quân sự và quốc phòng, hoạt động xây dựng là nhằm nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc trong việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển, cũng như ngăn chặn thiên tai và viện trợ các vùng gặp khó khăn, nghiên cứu khoa học và an toàn đi lại trên biển”, ông Sun nói. Ông cũng khẳng định rằng hoạt động này là nhằm "cải thiện điều kiện sống và làm việc cho các binh sĩ" đóng trên đảo.
Ông Sun đã chỉ trích Mỹ và các nước khác khi đã kích động Trung Quốc bằng những cáo buộc về các hoạt động cải tạo đảo, ám chỉ rằng Trung Quốc đang trở thành mục tiêu ở Châu Á.
“Vấn đề Biển Đông đã trở thành một đề tài nóng trong cuộc đối thoại lần này, nhưng trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề an ninh khác bên cạnh Biển Đông”, ông Sun nói.
Đô đốc Sun tiếp tục ngang ngược tuyên bố rằng các hoạt động xây dựng ở Biển Đông của nước này đều "tuân theo luật pháp quốc tế". Vị đại diện của Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn thể hiện sự trơ trẽn khi nói rằng Trung Quốc có "bằng chứng lịch sử, pháp lý" với những hòn đảo mà họ cưỡng chiếm bất hợp pháp của Việt Nam bằng vũ lực.
“Việc xây dựng đều nằm trong vùng có chủ quyền của Trung Quốc và đều đúng luật, cũng như không nhằm vào các nước hay hay ảnh hưởng đến tự do trên biển. Mặc dù đã có những bằng chứng về lịch sử và pháp lý cũng như những quyền lợi không thể bác bỏ, Trung Quốc đã rất kiềm chế trong hành động của mình”, Sun nói.
Trong cuộc đối thoại lần này, bộ trưởng quốc phòng cùng nhiều đại biểu của nhiều nước, trong đó có Mỹ và Úc đã kêu gọi ngừng các hoạt động xây dựng trên đảo của Trung Quốc ngay lập tức. Mới đây, một số báo đưa tin Trung Quốc đã đặt hai hệ thống pháo trên đảo nhân tạo, qua đó căng thăng lại tăng lên.
Mỹ đang có kế hoạch liên kết với các nước Đông Nam Á cùng các đồng minh ở châu Á, trong đó có Nhật bản, để phòng ngừa Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã chia sẻ kế hoạch đầu tư 425 triệu USD để nâng cao quốc phòng cho các nước Đông Nam Á.
Mặc dù đã có những hành động khiêu khích ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đề cập đến sự hợp tác giữa các nước trong khu vực, cụ thể là với các nước ASEAN. Trong bài phát biểu, ông Sun cho biết ông coi các khung đối thoại như Diễn đàn Khu vực ASEAN là rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực.
“Trung Quốc cam kết sẽ thiết lập quan hệ hợp tác với các nước lân cận, cũng như xây dựng tình hữu nghị, chân thành và sự gắn kết trong khu vực”, ông Sun cho biết.
Quan hệ kinh tế lâu dài cũng như các hoạt động giao thương quan trọng của các nước với Trung Quốc đã khiến họ không muốn hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Dự kiến, Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) của Trung Quốc sẽ củng cố tầm ảnh hưởng của nước này ở châu Á.
Nguồn Infonet