Khách hàng chọn cà chua tại một gian hàng bên trong chợ buổi sáng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc lại rơi vào giảm phát
Tiêu dùng của Trung Quốc tiếp tục tuột dốc và tình trạng giảm phát tại các nhà máy vẫn tiếp diễn trong tháng 10 do nhu cầu trong nước gặp khó khăn, đè nặng lên triển vọng về bất kỳ sự phục hồi trên diện rộng nào ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm thứ 9/11 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,2% trong tháng 10 so với một năm trước, mức giảm nhanh hơn mức 0,1% dự kiến trong cuộc thăm dò của Reuters.
Tuy nhiên, ngay cả lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu, đã giảm xuống 0,6% trong tháng 10 từ mức 0,8% trong tháng 9, cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục phải chiến đấu với các giảm phát và nguy cơ một lần nữa trượt mục tiêu lạm phát cả năm mà chính phủ đặt ra ở mức khoảng 3%.
Giá tiêu dùng rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 7 và quay trở lại vùng tích cực trong tháng 8 nhưng không thay đổi trong tháng 9. Tình trạng giảm phát tại nhà máy kéo dài tháng thứ 13 liên tiếp trong tháng 10.
Ông Bruce Pang, Nhà kinh tế tại Jones Lang Lasalle, cho biết: “Dữ liệu cho thấy nỗ lực chống lại tình trạng giảm phát kéo dài trong bối cảnh nhu cầu yếu vẫn là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Cần có sự kết hợp chính sách phù hợp và nhiều biện pháp hỗ trợ hơn để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát trầm trọng hơn, có thể đe dọa niềm tin doanh nghiệp và chi tiêu hộ gia đình.”
So với tháng trước, CPI giảm 0,1%, so với mức tăng 0,2% trong tháng 9. Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 2,6% so với mức giảm 2,5% trong tháng 9. Các nhà kinh tế đã dự đoán mức giảm 2,7% trong tháng 10.
Trước bối cảnh đó, Bắc Kinh đang tăng cường các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm phát hành 1 nghìn tỉ nhân dân tệ (137,43 tỉ USD) trái phiếu chính phủ và cho phép chính quyền địa phương ứng trước một phần hạn ngạch trái phiếu năm 2024
Nhưng cuộc khủng hoảng ngành bất động sản, rủi ro nợ địa phương và sự khác biệt về chính sách với phương Tây đều làm phức tạp quá trình phục hồi.
Tuy nhiên thì cũng có nhiều sự trái chiều trong các chỉ số. Nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 10 trong khi xuất khẩu giảm với tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó, chỉ số quản lý mua hàng chính thức cho thấy hoạt động của nhà máy bất ngờ giảm sút và hoạt động dịch vụ chậm lại trong tháng trước.
Trung Quốc cũng ghi nhận thâm hụt hàng quý đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhấn mạnh áp lực dòng vốn chảy ra sau các động thái "giảm rủi ro" của các doanh nghiệp phương Tây.
Moody's cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,0% vào năm 2023, phù hợp với mục tiêu mà chính quyền đặt ra, tiếp theo là mức tăng trưởng 4,0% vào năm 2024 và 2025."
Có thể bạn quan tâm:
Nhật đóng cửa 85.000 trường học vì dân số già
Nguồn Reuters