Một công nhân dỡ hộp vaccine Sinovac Biotech từ máy bay quân sự Trung Quốc tại Căn cứ Không quân Villamor ở Pasay, Metro Manila, Philippines. Ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Hai | 19/04/2021 14:50

Trung Quốc không thể thắng trong trò chơi ngoại giao vaccine

Những lợi thế ban đầu của Bắc Kinh về nguồn cung, tốc độ và nhu cầu vaccine đang giảm dần.

Trong chừng mực có liên quan đến việc tạo ra sức mạnh mềm và mở rộng ảnh hưởng quốc tế, Bắc Kinh đang thắng trong công cuộc ngoại giao vaccine. Trung Quốc đã gửi 114 triệu liều thuốc ra nước ngoài và cam kết tài trợ song phương cho Ấn Độ, Nga và các nền dân chủ giàu có, theo Nikkei Asian Review.

Bắc Kinh đang thắng trong công cuộc ngoại giao vaccine

Để thúc đẩy Bắc Kinh, hai loại vaccine của Trung Quốc cũng đã sẵn sàng nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Tổ chức Y tế Thế giới trong tháng này. Trong khi đó, những lo ngại ngày càng tăng về tính hiệu quả và an toàn của vaccine AstraZeneca và các ca bệnh gia tăng trong ở Ấn Độ dường như đã làm tổn thương một trong những đối thủ cạnh tranh vaccine hàng đầu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã có cơ hội thứ hai để sửa chữa hình ảnh quốc tế và định vị mình như một phần của giải pháp toàn cầu đối với đại dịch. Ảnh: AFP.
Bắc Kinh đã có cơ hội thứ hai để sửa chữa hình ảnh quốc tế và định vị mình như một phần của giải pháp toàn cầu đối với đại dịch. Ảnh: AFP.

Bất chấp những điều kiện có vẻ thuận lợi này, khả năng của Trung Quốc trong việc tuân thủ các cam kết và gặt hái những lợi ích lâu dài hơn từ việc ngoại giao vaccine vẫn chưa được đảm bảo. Trong thế giới chính trị hóa vaccine toàn cầu, thành công của Trung Quốc phụ thuộc vào 3 điều kiện: nguồn cung, tốc độ và nhu cầu. Thật không may cho Bắc Kinh, lợi thế sớm của họ đang tuột dốc trong cả 3.

Gần đây, Bắc Kinh đã cam kết tiêm chủng cho 40% dân số Trung Quốc, tương đương 560 triệu người. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải sản xuất nhiều hơn. Họ phải sản xuất khoảng 1,12 tỉ liều vaccine và quản lý chúng với tốc độ 11,5 triệu liều mỗi ngày. 

Tuy nhiên, với năng lực sản xuất hiện tại, Trung Quốc không thể đáp ứng được mục tiêu đó. Công nghệ sinh học Sinovac và Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc Sinopharm chỉ có thể sản xuất 5 triệu liều mỗi ngày. Tình trạng thiếu vaccine đã được báo cáo ít nhất tại 5 tỉnh của Trung Quốc.

Trong khi đó, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Brazil, tình trạng chậm trễ giao hàng và thiếu hụt vaccine của Trung Quốc đã khiến các chiến dịch tiêm chủng bị ảnh hưởng. Mặc dù, những sự chậm trễ này có thể gây khó chịu cho những người đang chờ đợi vaccine, nhưng chúng làm dấy lên lo ngại lớn hơn về việc liệu Trung Quốc có lạm dụng quá mức để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình hay không.

Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về khoảng cách năng lực này và đang nỗ lực tăng cường sản xuất. Sinovac đang tăng công suất hàng năm lên 2 tỉ liều và Sinopharm đang đặt mục tiêu sản xuất 1,1 tỉ liều mỗi năm. Tuy những nỗ lực này là rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định lâu dài, nhưng việc tăng cường sản xuất cần có thời gian và không làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt ngay lập tức.

Năng lực sản xuất của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ giảm trong 2 hoặc 3 tháng tới. Điều đó buộc họ phải phân bổ có chọn lọc các liều lượng khan hiếm hoặc thay đổi chiến lược quản lý vaccine. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tiêm phòng vào cuối tháng 6. Trong khi đó, Mỹ dự kiến ​​sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng.

Một công nhân kiểm tra ống tiêm vaccine COVID-19 do Sinovac sản xuất tại nhà máy ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.
Một công nhân kiểm tra ống tiêm vaccine COVID-19 do Sinovac sản xuất tại nhà máy ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Do việc triển khai vaccine trong nước tiêu thụ hầu hết nguồn cung vaccine, Bắc Kinh sẽ phải thu hẹp quy mô ngoại giao vaccine trong những tháng tới. Họ có thể trì hoãn việc giao hàng, giữ lại các hợp đồng và viện trợ bổ sung, hoặc áp dụng cả hai.

Đe dọa từ Mỹ

Mặc dù, sự chậm trễ về vaccine có thể chỉ là tạm thời, nhưng chúng cũng có thể gây hại cho chính sách ngoại giao vaccine dài hạn của Trung Quốc. Chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc bị đe dọa khi các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, chuyển vị thế từ người tiêu dùng vaccine sang nhà cung cấp.

Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc trong ngoại giao vaccine là tốc độ của nó. Bằng cách cung cấp các liều vaccine sớm, Bắc Kinh có thể thu được lợi ích từ quyền lực mềm vào thời điểm mà các nước tiếp nhận khó tiếp cận với vaccine phương Tây. Hơn nữa, hành động nhanh chóng của Trung Quốc đang cạnh tranh không chỉ đối với những loại vaccine có hiệu quả cao của Mỹ, mà còn chống lại vaccine của Nga và Ấn Độ.

Nhưng khi Mỹ nhanh chóng tiếp cận tình trạng bão hòa vaccine, có nghĩa là bất kỳ người Mỹ nào muốn tiêm vaccine đều có thể tiêm, họ đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy sản xuất toàn cầu và tăng cường các nỗ lực hỗ trợ ở nước ngoài. 3 loại vaccine do Mỹ sản xuất, từ Johnson & Johnson, Moderna và Pfizer, đã nhận được sự chấp thuận của WHO. Trong đó, hai loại vaccine Moderna và Pfizer được chứng minh là có khả năng phục hồi đặc biệt chống lại các biến thể mới.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã mua hàng triệu liều vaccine AstraZeneca và các loại vaccine khác chỉ để cho vay hoặc tặng cho các quốc gia có nhu cầu. Đối với các quốc gia chưa triển khai vaccine Trung Quốc, sự sẵn có ngày càng nhiều của các lựa chọn từ phương Tây có thể khiến họ cân nhắc về việc từ chối hoàn toàn hoặc không mua vaccine Trung Quốc với số lượng lớn.

Sự ưa chuộng trên toàn cầu đối với vaccine phương Tây có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi những nghi ngờ về hiệu quả của vaccine Trung Quốc ngày càng tăng. Cụ thể, một nghiên cứu tạm thời ở Peru ghi nhận tỉ lệ hiệu quả đối với vaccine Sinopharm chỉ 33%. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Brazil cũng phát hiện ra vaccine Sinovac chỉ có hiệu quả 50,7% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng. 

Bất chấp việc triển khai vaccine rộng rãi ở nhiều nước, các ca nhiễm vẫn tăng ở nhưng nước sử dụng vaccine Trung Quốc như Chile, Campuchia. Điều này làm tăng khả năng loại trừ vaccine Trung Quốc ở các nước, làm loãng thêm lợi ích ngoại giao vaccine của Bắc Kinh.

Dù sớm dẫn đầu trong lĩnh vực ngoại giao vaccine, những dấu hiệu ngày càng tăng cho thấy một cuộc đua của Bắc Kinh đang hẹp hơn ở phía trước. Những hạn chế về năng lực sản xuất vaccine của Trung Quốc có thể giảm bớt vào nửa cuối năm, ảnh hưởng quyền lực mềm như hiện tại có lẽ không còn nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc “ngoại giao vaccine”