sify.com

 
Bá Ước Thứ Hai | 12/03/2018 18:13

Trung Quốc, Hồng Kông và Canada có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng cao

Đó là nhận định của một nhóm nhà tích thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Trung Quốc, Canada và Hồng Kông nằm trong số các nền kinh tế có nguy cơ khủng hoảng ngân hàng cao nhất, theo các chỉ số cảnh báo sớm của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Canada - nền kinh tế vốn tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011 - đã bị xếp vào loại có nguy cơ xảy ra khủng khoảng ngân hàng cao do nợ thẻ tín dụng của nước này đã gia tăng và nợ hộ gia đình cao ngất ngưởng. Theo nghiên cứu, vay mượn hộ gia đình cũng được xem như là một rủi ro đối với Trung Quốc và Hồng Kông.

Các nhà phân tích Inaki Aldasoro, Claudio Borio và Mathias Drehmann đã viết trong bản đánh giá hàng quý mới nhất của BIS công bố vào ngày 11.3 rằng: "Các chỉ số hiện đang chỉ ra sự gia tăng rủi ro ở một số nền kinh tế”.

Nghiên cứu đưa ra một số kết quả đáng ngạc nhiên: Ví dụ, Italy không bị coi là có nguy cơ, bất chấp việc nền kinh tế nước này đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp và các ngân hàng ở quốc gia hình chiếc ủng đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ xấu.

Theo BIS, dù Trung Quốc cũng bị xem là quốc gia có nguy cơ, nhưng một chỉ báo cảnh báo quan trọng là "chênh lệch" tổng tín dụng/GDP đã cho thấy một sự cải thiện. Điều này có thể gợi ý rằng chính phủ Trung Quốc đang đạt được những bước tiến trong nỗ lực giảm rủi ro của khu vực tài chính.

Trung Quốc giảm rủi ro

“Chênh lệch” là sự khoảng cách giữa tỷ lệ tổng tín dụng/GDP và đường xu hướng dài hạn của nó.Chênh lệch tăng lên có thể cho thấy tăng trưởng tín dụng quá mức và rủi ro về sự sụp đổ tài chính có thể sẽ xuất hiện. Tại Trung Quốc, khoảng cách này đã giảm xuống còn 16,7% trong quý III năm 2017, giảm so với mức đỉnh 28,9% vào tháng 3.2016 và thấp nhất kể từ năm 2012, theo nghiên cứu cho thấy.

Trung Quoc, Hong Kong va Canada co nguy co khung hoang ngan hang cao
Chênh lệch giữa tỷ lệ tổng tín dụng/GDP Trung Quốc so với đường xu hướng dài hạn.

Theo Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng của phụ trách khu vực Đại Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered  Hồng Kông, sự chênh lệch hẹp trong Trung Quốc "cho thấy hiệu quả của các định chế tài chính đang được cải thiện. Điều này giúp giảm tốc độ gia tăng nợ trên GDP, tạo thuận lợi cho việc giảm đòn bẩy trong nền kinh tế Trung Quốc".

Trung Quốc đang nhận thức một cách nghiêm túc về những mối nguy trong hệ thống tài chính của nước này. Với việc giảm rủi ro hệ thống luôn là ưu tiên chính phủ kể từ năm 2015, giới chức Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát mọi thứ từ ngân hàng ngầm cho đến đầu cơ chứng khoán. Kể từ tháng 4 năm ngoái, các nhà quản lý tài chính đã nhắm đến việc hạn chế sự tăng trưởng của các sản phẩm quản lý tài sản và vay mượn liên ngân hàng,  với trọng tâm hiện tại là kiểm soát tình trạng gia tăng nợ hộ gia đình.

BIS thường xuyên thu thập và phân tích dữ liệu để giám sát các điểm dễ bị tổn thương trong hệ thống tài chính toàn cầu. Những số liệu này thường bao gồm lượng tín dụng trong nền kinh tế và giá nhà, cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng.

Nguồn Bloomberg