Trung Quốc: Hết bong bóng chứng khoán lại đến bong bóng công nghiệp
Nhiều người đang nhầm tưởng rằng việc vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc là nguyên nhân khiến GDP tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, những nhà kinh tế đã dày công nghiên cứu kỹ nền kinh tế Trung Quốc thì cho rằng chính tình trạng dư thừa công suất mới là nguy cơ chính của quốc gia này.
Trong ngày 9-9, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc đã thừa nhận rằng nước này hiện đang phải đối mặt với nguy cơ giảm tăng trưởng rất cao.
"Vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt hiện giờ là tình trạng dư thừa công suất tại các nhà máy", ông Xu Shaoshi - Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), đã phát biểu như vậy tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Cũng trong một cuộc thảo luận khác, ông Xu nói rằng về các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn khá tốt.
Một trong những minh chứng cho điều này là tình trạng các nhà máy "xác sống" đang ngày một gia tăng tại Trung Quốc. Điển hình trong đó là nhà máy nhà máy xi măng Lucheng Zhuoyue tại thành phố Changzhi của tỉnh Sơn Tây. Năm 2014, sản lượng xi măng trong tỉnh cao gấp 3 lần nhu cầu khiến cho gần 2/3 số công ty sản xuất xi măng bị thua lỗ, theo số liệu của Hiệp hội Sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Sơn Tây.
Tình trạng này khiến cho nhiều công ty rơi vào tình trạng chỉ có thể sản xuất cầm chừng và giá hàng hóa thì liên tục giảm. Một khi sản lượng nhà máy sản xuất ra vượt xa nhu cầu sử dụng của nền kinh tế sẽ tạo nên tình trạng "khủng hoảng thừa" hay còn gọi là dư thừa công suất. Nếu tình trạng dư thừa công suất này không được giải quyết thì sản phẩm sẽ còn rớt giá trong thời gian tới. Điều này kéo theo lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và giá chứng khoán tiếp tục sụt giảm là điều gần như không thể tránh khỏi.
Và các nhà máy không phải là nơi duy nhất bị dư thừa sản lượng. Hãy xem nhà đầu tư Jim Chanos đã phân tích tình trạng dư thừa bất động sản tại Trung Quốc như thế nào .
Đinh Hạnh
Nguồn Reuters