Ảnh: NYP.
Trung Quốc hay Mỹ mới là bên lật kèo trong đàm phán thương mại?
Cụ thể, trong tài liệu này, Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ về sự sụp đổ của các cuộc đàm phán thương mại, cáo buộc nước này đưa ra những yêu cầu vô lý.
Sách trắng chủ yếu nhắc lại những yêu cầu của Trung Quốc trong quan hệ kinh tế với Mỹ, bao gồm yêu cầu Mỹ phải xóa bỏ tất cả các mức thuế hiện có để đạt thỏa thuận thương mại, và tài liệu này cũng nêu lên những góc nhìn của Trung Quốc với phía Mỹ trong quá trình đàm phán thương mại. Dưới đây là một số nội dung chính:
Mỹ vi phạm thỏa thuận
Sách trắng cho biết quyết định tăng thuế của ông tổng thống Trump lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 10.5 là vi phạm thỏa thuận mà ông và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được vào cuối năm 2018.
► Thay đổi vào phút chót của ông Tập khiến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sụp đổ
Theo tài liệu này, những hành vi này mâu thuẫn với thỏa thuận của hai nhà lãnh đạo nhằm giảm bớt căng thẳng thông qua đối thoại - và kỳ vọng của mọi người trên thế giới - phủ bóng lên các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại song phương và tăng trưởng kinh tế thế giới.
Bên lật kèo là Mỹ, chứ không phải Trung Quốc
Mỹ đã tự ý hủy bỏ các cam kết của mình trong các cuộc tham vấn kinh tế và thương mại với Trung Quốc, chứ không phải là ngược lại.
Sách trắng cho biết: “Chính phủ Mỹ cáo buộc Trung Quốc rút lại các cam kết là hoàn toàn không có cơ sở. Thật là thiếu thận trọng khi buộc tội Trung Quốc ‘nuốt lời’ trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra”.
Mỹ tham lam
"Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, các phái đoàn của hai nước đã tổ chức ba vòng tham vấn cấp cao khác và đạt được tiến bộ đáng kể. Sau nhiều vòng tham vấn, hai nước đã thống nhất hầu hết các vấn đề. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi sự hiểu biết lẫn nhau và thỏa hiệp để tìm ra giải pháp. Nhưng chính phủ Mỹ càng ngày càng lấn tới, đưa ra những yêu cầu khó chấp nhận, để trì hoãn việc giải quyết các khác biệt còn lại", Sách trắng miêu tả.
Không nhìn nhập những bước tiến của Trung Quốc
Trong khi chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ của họ cho các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, Trung Quốc lại thấy mọi thứ rất khác.
Sách trắng có đoạn: “Mỹ không nhận ra những nỗ lực không ngừng nghỉ của Trung Quốc và những tiến bộ vượt bậc trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, Mỹ đã đưa ra vô số quan điểm phiến diện và tiêu cực, và áp đặt thuế quan và hạn chế đầu tư đối với Trung Quốc, kích thích va chạm kinh tế và thương mại giữa hai nước".
Thực thi thỏa thuận
Một mối quan tâm chính đối với Mỹ là cơ thế thực thi thỏa thuận, đặc biệt là nếu thuế quan hiện tại được gỡ bỏ, như Trung Quốc yêu cầu. Thông điệp của Trung Quốc là không có gì phải lo lắng.
Sách trắng đề cập rằng: "11 vòng vòng tham vấn cấp cao đã đạt được tiến bộ đáng kể ... Trung Quốc đã giữ lời trong suốt các cuộc tham vấn. Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần rằng nếu đạt được thỏa thuận thương mại, họ sẽ tôn trọng các cam kết của mình một cách chân thành và trung thành".
Những cách hiểu khác nhau về Sách trắng
Các nhà kinh tế và cựu quan chức đã có những cách hiểu khác nhau về thông điệp từ tài liệu này.
“Thông điệp chính là Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để tìm giải pháp”, ông Shaw Shuang, nhà kinh tế học phụ trách thị trường Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered Hồng Kông, cho biết: “Trung Quốc vẫn sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để trì hoãn một cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước”.
Dù vậy, các chuyên gia khác lại nhìn ra những điểm đáng báo động từ tài liệu này. “Trong khi tài liệu có thể không phải là một dấu hiệu leo thang xung đột, nhưng đó là một sự xác nhận rằng Trung Quốc đang đào sâu và chuẩn bị cho một cuộc xung đột địa chính trị kéo dài với Mỹ”, ông Chawleva, nhà kinh tế trưởng của Enodo Economics tại London nhận định.
Ông Zhou Xiaoming, cựu quan chức bộ ngoại giao Trung Quốc, nhận định Sách trắng báo hiệu rằng sự bế tắc thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ còn kéo dài. Ông nói thêm: “Đừng hy vọng Trung Quốc sẽ chủ động nối lại các cuộc đàm phán. Trước khi Washington nhượng bộ trong các vấn đề chính, ngay cả khi Mỹ muốn nối lại đàm phán, phía Trung Quốc chưa chắc đã đáp lại”.
Nguồn Bloomberg