Nhiều nhà kinh tế đã kêu gọi Bắc Kinh cần cấp bách khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng hơn, điều này có thể giúp giải quyết tình trạng sản xuất dư thừa. Ảnh: ZUMA.
Trung Quốc hạ giá sản phẩm và xuất khẩu "mọi thứ" ra thế giới
Nhiều nhà máy Trung Quốc đang gánh chịu tình trạng dư thừa công suất nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn. Với nhu cầu trong nước suy yếu, nước này đang có những động thái mạnh mẽ nhằm thâm nhập thị trường nước ngoài, chẳng hạn như giảm giá sâu. Điều này đã không tránh khỏi việc gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới, với lo ngại “miếng bánh" lợi nhuận sẽ bị chia nhỏ hơn.
Thế giới "ngồi trên đống lửa"
Tháng 9 vừa qua, các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu đã công bố một cuộc điều tra chống trợ giá lên các xe điện giá rẻ của Trung Quốc.
Trong khi Mỹ gần đây đã mạnh tay áp thuế đối với các sản phẩm kim loại từ Trung Quốc và 2 quốc gia khác, sau khi xác định rằng các nhà sản xuất thép từ nước này đang bán hàng với mức cạnh tranh không công bằng. Ấn Độ cũng có những động thái tương tự vì hành vi bán phá giá của Trung Quốc, từ hóa chất đến đồ nội thất.
Trước những cáo buộc đó, phía Trung Quốc cho biết các nhà sản xuất của họ đang cạnh tranh công bằng và giành được thị phần ở nước ngoài vì đủ hấp dẫn.
Được biết, bên cạnh việc trợ cấp cho quá trình vận chuyển, giới chức Trung Quốc cũng thúc đẩy các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tại các quốc gia tham gia chương trình Vành đai và Con đường của nước này.
Quá khứ hướng ngoại
Trung Quốc vốn đã có tiếng với tình trạng dư cung và nỗ lực trong việc xuất khẩu để giải quyết tình trạng đó cũng đã tạo ra không ít căng thẳng trong quá khứ.
Vào những năm 2000, các sản phẩm quang điện giá rẻ của Trung Quốc được sử dụng trong các tấm pin mặt trời tràn vào châu Âu và Mỹ và khiến một số nhà sản xuất địa phương phá sản. Dẫn đến các cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về việc liệu trợ cấp của nhà nước Trung Quốc có giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh không công bằng hay không. Tương tự, sản lượng dư thừa tại các nhà máy thép của nước này đã dẫn đến sự hợp nhất và làn sóng đóng cửa ở các quốc gia phương Tây.
Lần này, theo các nhà kinh tế, căng thẳng có thể trở nên tồi tệ hơn vì quy mô khổng lồ của nền kinh tế Trung Quốc, hiện chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng toàn cầu. Ngoài ra, triển vọng kinh tế của Trung Quốc còn tồi tệ hơn, với dân số già, nợ khổng lồ và ngành bất động sản, yếu tố cần thiết cho tăng trưởng, khó có thể phục hồi mạnh mẽ.
Nhiều nhà kinh tế đã kêu gọi Bắc Kinh cần cấp bách khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng hơn, điều này có thể giúp giải quyết tình trạng sản xuất dư thừa. Thay vào đó, các quan chức tập trung vào việc đổ thêm tín dụng vào lĩnh vực công nghiệp và làm bất cứ điều gì có thể để kích thích xuất khẩu.
Chiến trường ô tô
Theo một báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu Rhodium Group, với hơn 100 thương hiệu ô tô, nhiều thương hiệu không có lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng trong nước chậm lại, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang tìm kiếm các thị trường sinh lợi hơn ở nước ngoài.
Doanh số EV của Trung Quốc đã tăng từ 0,5% trong năm 2019 lên hơn 8% tính tới thời điểm hiện tại trong năm 2023, theo Schmidt Automotive Research.
Các nhà sản xuất xe điện đang giảm giá để thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Ảnh: Reuters. |
Năng lượng tái tạo không phải ngoại lệ
Các nhà sản xuất phương Tây cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về các sản phẩm năng lượng tái tạo giá rẻ, bao gồm tua-bin gió và tấm pin mặt trời.
Theo Ember, một tổ chức tư vấn năng lượng độc lập, xuất khẩu tấm pin mặt trời của Trung Quốc đã tăng khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2023, lên 114 gigawatt, tương đương với tổng công suất lắp đặt tấm pin mặt trời của Mỹ.
Cuối năm ngoái, chỉ trong 4 tuần, giá mô-đun năng lượng mặt trời tại châu Âu đã giảm 50%, mặc dù các yếu tố làm thị trường biến động giá hầu như không hề thay đổi trong thời gian đó. Ông Gunter Erfurt, Giám đốc Điều hành của công ty sản xuất pin mặt trời, cho rằng xu hướng này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang giảm giá với tốc độ chưa từng có để dành thị phần.
Trước bối cảnh đó, các nhà sản xuất năng lượng mặt trời châu Âu đã gửi thư cho chính quyền EU vào tháng 9 kêu gọi họ mua hết hàng tồn kho để ngăn chặn làn sóng phá sản mới liên quan đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Trung Quốc và nhu cầu chậm lại ở châu Âu.
Nỗi lo ngành thép
Theo dự báo của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc hồi tháng 7, Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, có thể thấy nhu cầu giảm 1,1% trong năm nay so với một năm trước đó, một phần do hoạt động xây dựng nhà ở trì trệ còn sản xuất tiếp tục tăng.
Theo ông Frederic Neumann, nhà kinh tế châu Á tại HSBC, giá xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm khoảng 60% so với một năm trước đó, trong khi khối lượng xuất khẩu thép của nước này tăng 53% trong tháng 10 so với năm 2022.
Để đáp lại kiến nghị từ ngành thép Mỹ, hồi tháng 8, Washington đã công bố mức thuế khoảng 123% đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế dưới 10% đối với các công ty Đức và Canada sản xuất nguyên liệu này.
Có thể bạn quan tâm:
Trung Quốc lại rơi vào giảm phát
Nguồn WSJ