Mạnh Đức Thứ Ba | 22/01/2019 14:56

Trung Quốc giảm tốc sẽ kéo theo các nước châu Á?

Một hình tăng trưởng phụ thuộc xuất khẩu dường như đang đứng trước một thời khắc khó khăn khi hình mẫu của nó đang chững lại.

Mô hình đó đã hoạt động tốt khi Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh. Bây giờ, đà tăng trưởng đó đã chậm lại. Trên khắp châu Á, sự chậm lại đó đang buộc các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu phải dựa nhiều hơn vào động lực trong nước và dự tính tăng trưởng thông qua nới lỏng tiền tệ hoặc tài chính (dù không còn nhiều hiệu quả).

GDP quý IV.2018 của Trung Quốc được công bố hôm 21.1 cho thấy mức tăng trưởng 6,4%, thấp hơn mức tăng trưởng 6,5% trong quý III. Đây là điều dễ hiểu khi hàng loạt số liệu cấu thành GDP bao gồm các số liệu về các ngành sản xuất, bán xe, xuất khẩu và nhập khẩu được công bố kể từ tháng 1 đều cho thấy sự sụt giảm.

Mặc dù vẫn tương đối lạc quan về Châu Á-Thái Bình Dương, báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã mô tả khu vực sẽ bị ảnh hưởng vì nhu cầu nhập khẩu giảm xuống, không chỉ từ Mỹ, mà cả Trung Quốc. Khi người hàng xóm khổng lồ của bạn hắt hơi, bạn nên chuẩn bị thuốc phòng cảm cúm.

Ngân hàng Thế giới cho biết, hội nhập sâu rộng khu vực và toàn cầu khiến cho các khu vực châu Á dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài.

Trung Quoc giam toc se keo theo cac nuoc chau A?
Tăng trưởng hàng quý của Trung Quốc qua các năm.

Trung Quốc giảm tốc là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất ở châu Á trong năm nay. Các chỉ số đo lường ngành sản xuất đã suy yếu và hoạt động suy giảm trong Nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đang làm tiêu tan mọi áp lực lạm phát. Cùng với triển vọng tạm dừng nâng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bạn có thể quên đi bất kỳ sự thắt chặt tiền tệ nào trong năm nay. Thay vào đó là những gói nới lỏng định lượng.

Xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm là điều đã trùng khớp với những gì Bank of America Merrill Lynch mô tả là sự chậm lại rõ rệt của chỉ số tương tự ở Đông Bắc Á và các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Sản xuất công nghiệp Hàn Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Trung Quoc giam toc se keo theo cac nuoc chau A?
 

Thật khó để biết được căng thẳng thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề công nghệ, ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng này. Ngay cả khi Washington và Bắc Kinh đạt được một thỏa thuận, các mối quan hệ sẽ không trở lại như trước kia.

Nhưng tất cả điều này dường như là vì tính chu kỳ của nền kinh tế. Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bất kể dữ liệu không quá tệ vào ngày 21.1. Những yếu tố giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, có lúc  khoảng 15% trong năm 2007, đang dần biến mất. Các nền kinh tế lớn và trưởng thành không thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ như thế.

Trung Quoc giam toc se keo theo cac nuoc chau A?
 

Trong những thập niên tới, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tương đương với Mỹ ngày nay: khoảng 2% theo dự báo của OECD. Điều gì sẽ xảy ra với những nền kinh tế hội nhập toàn cầu tập trung quanh Trung Quốc? Họ sẽ cần một người bảo trợ khác.

Mô hình về nền kinh mở và phụ thuộc xuất khẩu chỉ hoạt động tốt khi mọi thứ đang diễn ra tuyệt vời và bầu trời dường như là giới hạn cho hàng xóm của bạn. Khi Trung Quốc hạ cánh, phần còn lại của châu Á có thể không chỉ cần một người bảo trợ mới, mà có lẽ là một mô hình mới.