Ảnh: Bloomberg.

 
Hải Miên Thứ Sáu | 20/09/2024 15:57

Trung Quốc gặp khó khăn trong thúc đẩy tiêu dùng vì tình trạng thắt lưng buộc bụng

Chính quyền khu vực, nơi chi tiêu từng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, hiện đang tập trung vào việc giảm bớt gánh nặng nợ.

Giới chức tài chính ở Bắc Kinh đang thử nghiệm những cách mới để thúc đẩy nền kinh tế thông qua kích cầu tiêu dùng, trong bối cảnh những yếu tố cản trở tăng trưởng chung ngày càng tăng.

Vấn đề là, chính sách mở rộng này thực tế không mang lại hiệu quả ở các tỉnh, nơi chính quyền đang trong chế độ thắt lưng buộc bụng toàn diện.

Bắc Kinh đã phân bổ một khoản lớn tiền thu được từ đợt bán trái phiếu chính phủ đặc biệt năm nay để trợ cấp cho các hộ gia đình và công ty mua thiết bị mới nhằm thúc đẩy nhu cầu điều chưa từng xảy ra trước đây. Trước đây, cách được ưa chuộng để thúc đẩy tăng trưởng là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt hoặc khu công nghiệp, phần lớn do chính quyền tỉnh thực hiện.

Ông Lisheng Wang, một nhà kinh tế của Goldman Sachs, cho biết: "Đây là một tín hiệu cho thấy trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách đã chuyển hướng. Mối liên hệ giữa chi tiêu tài khóa và đầu tư cơ sở hạ tầng có thể đã suy yếu ở một mức độ nhất định".

Các tỉnh thành Trung Quốc thận trọng trước việc bán trái phiếu đặc biệt. Ảnh: Bloomberg.
Các tỉnh thành Trung Quốc thận trọng trước việc bán trái phiếu đặc biệt. Ảnh: Bloomberg.

Sự thay đổi này được nhiều nhà kinh tế đồng thuận, lập luận rằng chỉ có tăng cường chi tiêu nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dùng, thay vì các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước, mới có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi bẫy giảm phát và đảm bảo tăng trưởng ở mức mục tiêu khoảng 5%.

Doanh số bán hàng chậm lại

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự thay đổi thận trọng trong định hướng có đủ để bù đắp cho những gì đang diễn ra ở cấp địa phương hay không. Đó là vì các chính quyền khu vực, nơi chi tiêu từng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, hiện đang tập trung vào việc giảm bớt gánh nặng nợ.

Các tỉnh của Trung Quốc đang bán trái phiếu đặc biệt mới với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2021 không đạt được hạn ngạch, trong bối cảnh thiếu hụt các dự án phù hợp vì cơ sở hạ tầng quốc gia hiện đã bão hoà.

Trong khi đó, họ đang thiếu tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày như trả lương được tài trợ bởi doanh thu thuế, vốn đang bị siết chặt bởi ngày bất động sản suy thoái và suy thoái kinh tế nói chung. Nhiều chính quyền địa phương đã phải trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu, áp dụng các khoản tiền phạt lớn và đánh thuế các công ty bằng các hóa đơn thuế kéo dài hàng thập kỷ.

Các động thái này cho thấy chính quyền địa phương đã trở thành yếu tố quyết định trong nền kinh tế, các nhà kinh tế của Nomura Holdings Inc. bao gồm bà Lu Ting, cho biết: "Đây có thể là động lực cho cú sốc kinh tế thứ hai, làm suy yếu nền tảng của câu chuyện thành công của Trung Quốc."

Doanh thu phi thuế của Trung Quốc tăng vọt khi các quan chức địa phương tìm kiếm tiền từ các nguồn không phải thuế khi nền kinh tế chậm lại. Ảnh: Bloomberg.
Doanh thu phí thuế của Trung Quốc tăng vọt khi các quan chức địa phương tăng thu nhập từ các nguồn không phải thuế trong nền kinh tế chậm lại. Ảnh: Bloomberg.

Trong trường hợp của thành phố Nhạc Dương ở miền trung tỉnh Hồ Nam, chính quyền gần đây đã vạch ra kế hoạch “nén” quy mô phát hành trái phiếu đặc biệt.

Họ đang cố gắng tuân thủ lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình để xử lý "nợ ẩn", công cụ mà các khu vực của Trung Quốc đã sử dụng trong quá khứ để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đang phải gánh vác nhiều gánh nặng hơn khi thúc đẩy tăng trưởng thông qua bội chi.

Vào tháng 7, chính phủ đã dành gần 1/3 trong số 1 nghìn tỉ nhân dân tệ (141 tỉ USD), thu được từ bán trái phiếu đặc biệt, cho một kế hoạch khuyến khích mua thiết bị xanh hơn và thông minh hơn. Chính phủ đã tăng gấp đôi trợ cấp cho người mua xe mới, đặc biệt lên đến 20.000 nhân dân tệ cho xe điện.

Trung Quốc trợ cấp cho người mua xe ô tô. Ảnh: Bloomberg.
Trung Quốc trợ cấp cho người mua xe ô tô. Ảnh: Bloomberg.

Ngay khi có động thái này từ Chính phủ, số đơn đăng ký tăng khoảng 24% trong nửa cuối tháng 8 khi chương trình được triển khai trên toàn quốc. Theo ước tính của Bloomberg Economics, kế hoạch này có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trị giá khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội.

Có rất nhiều ý tưởng đang được đưa ra để tìm ra những cách bền vững hơn nhằm thúc đẩy tiêu dùng như tăng cường mạng lưới an sinh xã hội của Trung Quốc, cải thiện các dịch vụ công cho người lao động nhập cư hoặc khuyến khích sinh con bằng viện trợ tài chính khi dân số giảm sút.

Nhưng hiện tại, tổng chi tiêu công, bao gồm cả chính quyền địa phương đang giảm chứ không tăng, giảm khoảng 2% trong 7 tháng đầu năm 2024.

Mục tiêu khác nhau

Cùng với khả năng thúc đẩy chi tiêu của chính quyền trung ương, cũng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể nới lỏng một số hạn chế về cách các tỉnh có thể vay và chi tiêu.

Ví dụ, chính quyền đang cân nhắc cho phép chính quyền địa phương bán trái phiếu đặc biệt để mua những ngôi nhà chưa bán được như một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường bất động sản khiến các công ty trong ngành rơi vào khủng hoảng.

Một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh nên sử dụng nguồn tiền vay của chính mình để chuyển nhiều tiền hơn cho chính quyền địa phương, giúp giảm bớt tình trạng khủng hoảng ngân sách và cải thiện bảng cân đối kế toán thay vì chi tiêu vào các biện pháp kích thích kém hiệu quả như cơ sở hạ tầng truyền thống.

“Các nhà lãnh đạo hàng đầu không chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế. An ninh và phòng ngừa rủi ro là hai mối quan tâm lớn khác, và rất khó để cân bằng giữa ba vấn đề này”, bà Jacqueline Rong, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại BNP Paribas SA cho biết.

Có thể bạn quan tâm: 

Du lịch bùng nổ, nhu cầu gạo tại Nhật Bản tăng vọt

Nguồn Bloomberg