Trung Quốc đòi bảo tồn các điểm khảo cổ dưới Biển Đông
Các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm chiếm trong trận chiến năm 1974 và chiếm giữ trái phép từ đó đến nay.
Theo ông Wang, kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã khảo sát khảo cổ quanh quần đảo Hoàng Sa và cuộc khảo sát đang mở rộng xuống phía nam quần đảo Trường Sa. Giới chức tỉnh Hải Nam còn ngang nhiên lập ra các chương trình bảo tồn ở các đảo Hữu Nhật và Đá Bắc.
"Chúng tôi lên kết hoạch lập một cơ sở khảo cổ dưới biển, một trạm nghiên cứu và một bảo tàng quốc gia... nhằm bảo tồn Con đường tơ lụa trên biển, giúp đưa nó vào danh sách Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO)", ông Wang nói thêm.
Con đường Tơ lụa trên biển, mỹ danh của các tuyến giao thương xuất hiện trong thời nhà Tần và nhà Hán (năm 221 BC - 220 AD), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc, chủ yếu là từ tỉnh Phúc Kiến, đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương tới Địa Trung Hải.
Hải Nam cùng 6 tỉnh khác của Trung Quốc từ năm ngoái đã phát động các chiến dịch để ghi tên họ cùng với một phần con đường tơ lụa đoạn qua Biển Đông vào danh sách di sản thế giới. Tuy nhiên, thực tế tranh chấp trên Biển Đông khiến cho UNESCO có thể khó khăn trong việc ra quyết định.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động trái phép xâm phạm chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nguồn VnExpress