Ảnh: Financial Times
Trung Quốc: Đầu tư giảm xuống mức thấp kỷ lục
→Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
→Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc đang có thêm các dấu hiệu “hạ nhiệt”
Nền kinh tế Trung Quốc đang có thêm các dấu hiệu “hạ nhiệt” giữa bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp đặt các mức thuế thương mại thậm chí siết chặt hơn đối với hàng hóa Trung Quốc.
Đầu tư trong các tháng 1-7.2018 tại nền kinh tế châu Á này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong lúc doanh số bán lẻ chững lại.
Hoạt động đầu tư vào các tài sản cố định của Trung Quốc đã chậm lại nhiều hơn dự đoán xuống còn 5,5% trong các tháng 1-7.2018, phản ánh nhu cầu nội địa yếu đi và niềm tin kinh doanh sụt giảm.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã làm gia tăng sức ép trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực khắc chế vấn đề nợ công và ô nhiễm môi trường. Kết quả trên là thấp nhất kể từ đầu năm 1996, theo dữ liệu của Reuters Eikon.
Đầu tư trước đó được dự đoán tăng 6% trong giai đoạn từ tháng 1-7/2018, và không thay đổi so với giai đoạn sáu tháng đầu năm. Trung Quốc vừa qua không đạt mục tiêu về doanh số bán lẻ, với doanh số bán lẻ trong tháng 7/2018 chỉ tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn mức tăng dự đoán 9,1% và giảm so với mức 9% trong tháng 6/2018.
Hiện người tiêu dùng Trung Quốc tỏ ra miễn cưỡng hơn trong chi tiêu mọi mặt hàng, từ mỹ phẩm và các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày khác, đến các sản phẩm đắt tiền hơn như đồ gia dụng và nội thất.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 28.05 tỷ USD trong tháng 7.2018. Nguồn: tradingeconomics.com |
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này đã không tăng mạnh như dự kiến, với mức tăng chỉ đạt 6% trong tháng 7/2018, thấp hơn dự đoán (6,3%) của các nhà phân tích và bằng với con số tăng 6% trong tháng 6.2018.
Một số điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế Trung Quốc trong các tháng 1-7.2018 là đầu tư trong khu vực tư nhân vào các tài sản cố định tăng 8,8%, cao hơn mức 8,4% trong sáu tháng đầu năm nay. Đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% tổng đầu tư tại Trung Quốc.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Hải Nam, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại
Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 16/7 cho biết, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này tăng trưởng 6,7% trong quý II, giảm nhẹ so với mức 6,8% trong quý I.
Mức giảm này không nằm ngoài dự báo và vẫn đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng năm 2018 khoảng 6,5% dù cuộc chiến thương mại với Washington đã làm thị trường bất động sản và xuất khẩu của Trung Quốc giảm, làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế này.
Khi cuộc giao thương với Washington không có dấu hiệu tăng trưởng và khu vực ngoại thương tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, dữ liệu được cập nhật càng kịp thời càng chỉ ra rằng tăng trưởng càng chậm vào nửa cuối năm.
Tăng trưởng về đầu tư tài sản cố định nửa đầu năm, bao gồm chi tiêu cho nhà ở, nhà máy, đường và cảng đạt mức thấp kỷ lục, trong khi sản lượng công nghiệp tháng 6 cũng ở mức 6%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Dữ liệu đè nặng lên thị trường châu Á, thêm vào những lo ngại về tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với nền kinh tế toàn cầu và Trung Quốc. Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải SSEC và chỉ số blue-chip CSI300 là 2 chỉ số có hoạt động tệ nhất thế giới trong năm nay, mỗi chỉ số giảm hơn 0,6%. Chỉ số toàn thị trường châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản MSCI giảm 0,4%.
Trên cơ sở hàng quý, tăng trưởng đã tăng 1,8% từ 1,4% trong quý đầu tiên, đánh bại kỳ vọng tăng trưởng 1,6%, chủ yếu được hỗ trợ bởi tiêu thụ trong nước.
Mặc dù tổng sản lượng nhà máy tăng chậm hơn, các nhà máy thép của Trung Quốc vẫn sản xuất ra số lượng kỷ lục vật liệu xây dựng vào tháng 6 vì các nhà sản xuất đổ xô vào tiền mặt với tỷ suất lợi nhuận khổng lồ.