Chủ Nhật | 21/04/2013 10:58

Trung Quốc đang lặp lại những sai lầm kinh tế của Nhật Bản

Vết xe đổ ngày nào của Nhật Bản trong điều hành kinh tế vĩ mô rất có thể đang bị người láng giềng khổng lồ Trung Quốc tái lập.
Bất chấp lịch sử nhiều cạnh tranh và xung đột, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chia sẻ các mô hình phát triển với nhau. Nhưng nếu không thận trọng, Trung Quốc có thể lặp lại các sai lầm của Nhật Bản.

Sự phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản và sự tăng trưởng gần đây của Trung Quốc đều dựa trên xuất khẩu và nhân công rẻ. Đồng tiền được định giá thấp giúp các nhà xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, nhưng xuất khẩu được đẩy mạnh thì không có lợi cho tiêu dùng và thu nhập của hộ gia đình.

Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều khuyến khích chính sách lãi suất tiết kiệm trong nước cao, để hút vốn tài trợ cho đầu tư. Cả 2 nước đều có thặng dư thương mại lớn khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là vào các loại chứng khoán chính phủ Mỹ, nhằm tránh áp lực đè nặng lên nội tệ và hỗ trợ xuất khẩu. Cả 2 cũng đều sử dụng các khoản đầu tư được tài trợ trong nước ở mức cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

r

Với Nhật Bản, giai điệu lạc quan đã ngừng lại vào tháng 9/1985, khi Hiệp ước Tài chính Plaza được ký. Theo đó, Nhật Bản buộc phải để yên tăng giá gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm tốc.

Để phục hồi tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản sau đó đã tạo ra một sự bùng nổ đầu tư định hướng tín dụng nhằm bù đắp cho tác động từ việc đồng yên yếu đi, thúc đẩy bong bóng giá tài sản mà sau đó đã nổ tung. Chi tiêu chính phủ và lãi suất thấp vì vậy được xem như công cụ để tránh một sự sụp đổ trong hoạt động của nền kinh tế, nhưng lại chỉ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng.

Điều này khiến Nhật Bản thâm hụt ngân sách lớn cùng với các khoản nợ chính phủ rất cao, sự phình to của bảng kết toán của ngân hàng trung ương do phải tài trợ cho chính phủ và hỗ trợ giá cho các tài sản tài chính.
Khủng hoảng ngân hàng đang diễn tiến

Cho đến năm 1990, Nhật Bản vẫn rất thành công – tăng trưởng cao với chỉ một vài thời điểm gián đoạn ngắn. Nhưng kể từ 1990, sau khi nền kinh tế bong bóng vỡ tung, Nhật Bản sa lầy vào một giai đoạn đình đốn kéo dài 2 thập kỷ.

Trung Quốc đã chuẩn bị khá kỹ để đối phó với việc đột ngột định giá lại tỷ giá giữa nhân dân tệ và USD, nhằm tránh lặp lại sai lầm của Nhật Bản.

Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc với khủng hoảng kinh tế toàn cầu có vẻ khá giống với phản ứng của Nhật Bản sau thời kỳ Hiệp ước Tài chính Plaza. Thay vì tăng chi tiêu chính phủ, Trung Quốc tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng cách thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, điều sau đó đã giúp cho đầu tư bùng nổ.

Và giống như Nhật Bản trước đó, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất dễ tổn thương. Trung Quốc đã chỉ đạo ngân hàng cho vay có định hướng cho các dự án mục tiêu để duy trì mức độ tăng trưởng cao, thay vì tập trung vào thâm hụt ngân sách.

Việc Trung Quốc dựa vào các tài sản được định giá quá cao như một số dự án hạ tầng nhưng dòng tiền không đủ để trang trải nợ, tạo ra các khoản cho vay khó trả. Những khoản nợ xấu này có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng, hoặc lấy đi một phần đáng kể các khoản tiền tiết kiệm và thu nhập lớn, khiến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm đi.

e

Hơn nữa, ngay từ thời điểm ban đầu của cuộc khủng hoảng, Nhật Bản là nước giàu hơn Trung Quốc rất nhiều, và vì vậy họ có lợi thế lớn hơn trong đối phó với suy thoái. Nhật Bản còn sở hữu một hệ thống giáo dục chất lượng cao, công nghệ hiện đại và liên tục đổi mới, và một phẩm chất chịu đựng tốt giúp họ dễ thích nghi với hoàn cảnh. Công nghệ sản xuất đẳng cấp thế giới, nguồn tài sản trí tuệ dồi dào trong các lĩnh vực điện tử và công nghiệp nặng cũng là những lợi thế khác của Nhật.

Ngược lại, Trung Quốc dựa vào nhân công rẻ, để lắp ráp hoặc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu mà nguyên liệu của chúng được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng gần đây, nguồn nhân công suy giảm và lương nhân công tăng lên, lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đã giảm đi. Những nỗ lực đổi mới công nghệ sản xuất của Trung Quốc vẫn ở trong giai đoạn ban đầu.

Giới chức Trung Quốc thừa nhận rằng chiến lược đầu tư định hướng tín dụng đã dẫn đến những sai lầm trong phân bổ vốn, đầu tư không hiệu quả và nhiều khoản cho vay tại các ngân hàng do Nhà nước sở hữu bị mất trắng.
Thách thức của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, người ta tỏ ra lo lắng về những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Điều hoàn toàn có thể xảy ra là thành công vang dội của Trung Quốc có thể chấm dứt trong sự thất bại bất cứ lúc nào, khi nước này không thể chuyển đổi nền kinh tế thành công.

Vấn đề ở đây là Trung Quốc có tránh được sai lầm trước kia của Nhật Bản.

Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức trong việc chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng tập trung vào đầu tư. Tăng trưởng dựa trên mở rộng quy mô với sự bao cấp triền miên ngày một tỏ ra bất cập. Các nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì xu hướng hiện tại hoặc điều chỉnh lại có thể dẫn đến suy thoái kinh tế với mức độ lớn hơn dự báo, cùng những hậu quả khác đe dọa ổn định chính trị và xã hội Trung Quốc.

Thế giới vẫn thừa nhận, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, dù ở mức độ khiêm tốn hơn so với một vài năm gần đây. Quan điểm này được dựa trên lập luận về những điều mà nền kinh tế toàn cầu thực sự cần.

Nguồn MarketWatch/Dân Việt


Sự kiện