Trung Quốc đang làm gì để ngăn đà giảm chứng khoán?
Theo lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu để tái lập sự cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên đôi lúc nếu chỉ để thị trường tự điều tiết thì sẽ phải cần rất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đó chính là lúc cần có sự can thiệp kịp thời của nhà nước.
Trước tình trạng thị trường chứng khoán lao dốc, giá cổ phiếu liên tục giảm, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách nhằm cứu vãn thị trường. Đây là điều thực sự cần thiết khi thị trường thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 1/3 điểm số trong vòng 1 tháng trở lại đây, bốc hơi 3,5 tỷ USD trên sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến.
Biện pháp hành chính: Cấm cổ đông nội bộ bán ra
Trước tình trạng các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu khi kể từ ngày 12/6 chỉ số Index Shanghai Composite giảm 32 điểm, giảm hơn 5 phần trăm trong một số ngày, thị trường Shenzhen với đa số cổ phiếu của các công ty công nghệ giảm 41% trong thời gian qua đã buộc Trung Quốc đưa ra các biện pháp hành chính mạnh tay hơn.
Với áp lực bán ra ngày càng tăng, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc đã ban hành chỉ thị cấm các cổ đông điều hành (những người có cổ phần vượt quá 5 phần trăm) và các thành viên hội đồng quản trị bán cổ phiếu của mình trong vòng 6 tháng.
Ngoài việc đình chỉ chào bán công khai, Ủy ban chứng khoán còn cho phép các công ty chứng khoán trên sàn giao dịch có thể tạm nhưng giao dịch và ngưng niêm yết các cổ phiếu mới trên thị trường. Tính đến ngày 8/7, có đến 1.544 công ty tại hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến ngưng giao dịch cổ phiếu, chiếm 54,7% tổng số cổ phiếu niêm yết.
Biện pháp tài chính: Bơm tiền cho công ty chứng khoán
Trong ngày 27/6 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm mức lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 4,850 và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Đây là một phần trong nỗ lực bơm tiền vào hệ thống nền kinh tế, giải quyết tình trạng thiếu tính thanh khoản trong hệ thống kinh tế hiện nay. Trong ngày 8/7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc lại bơm thêm vốn cho công ty tài chính chứng khoán Trung Quốc (CSF). Điều này giúp các công ty chứng khoán ở Trung Quốc có thể vay 42 tỷ USD mua thêm cổ phiếu, đồng thời cam kết mua các cổ phiếu vừa và nhỏ để ngăn chặn thị trường sụp đổ.
Chính sách tài khóa nới lỏng
Song song với chính sách tiền tệ, Trung Quốc áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng với việc tăng chi tiêu chính phủ để kích cầu tiêu dùng, phá băng nền kinh tế.
Theo đó, chính phủ sẽ tăng chi tiêu co để thúc đẩy sự tăng trưởng và cam kết mua vào một lượng lớn cổ phiếu. Các gói kích thích kinh tế mới được bơm ra thị trường trị giá 40 tỷ USD đã được thông báo vào hôm thứ Tư 8/7 để thúc đẩy sự tăng trưởng các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế.
Tuy nhiên các biện pháp của Trung Quốc vẫn chưa đủ mạnh để cải thiện tình hình khi giá chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc, và các dòng vốn vẫn đang tìm mọi cách để thoát khỏi thị trường Trung Quốc.
Đinh Hạnh