Thứ Năm | 31/01/2013 14:09

Trung Quốc đang gián tiếp nới lỏng tiền tệ?

Trung Quốc vừa ra mắt một công cụ điều hành chính sách tiền tệ mới và được cho là công cụ gián tiếp để nới lỏng tiền tệ.
Hôm 18/1, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố bổ sung thêm công cụ điều hành tiền tệ mới – Nghiệp vụ thanh khoản ngắn hạn (SLO). Nghiệp vụ này chủ yếu dử dụng trong các hợp đồng mua lại có kỳ hạn dưới 7 ngày nhằm bổ sung thêm cho nghiệp vụ thị trường mở hiện tại.

Mục đích là nhằm ổn định thanh khoản cho hệ thống, bình ổn lãi suất ngắn hạn. Hiện có 12 ngân hàng Trung Quốc trong đó có 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất đóng vai trò là nguồn cung cấp thanh khoản lớn nhất cho thị trường đăng ký sử dụng công cụ này.

Không lâu sau, giới phân tích bắt đầu cho rằng đây có thể là một dạng nới lỏng định lượng quy mô nhỏ.
Các cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc nhưng hầu hết nhà phân tích cho rằng công cụ mới này có tác động cực lớn đến các công cụ điều hành tiền tệ hiện tại như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cho vay.
Kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán Guangfa, ông Xu Hanfei nhận định, động thái này có vẻ như nhằm tạo điều kiện để PBOC có thể cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp hơn.

Giới tài chính và kinh doanh cũng đánh giá SLO có thể coi là một dạng nới lỏng định lượng (QE) quy mô nhỏ. Chỉ có một điều khác biệt giữa hai công cụ này đó là, QE được sử dụng để tăng nguồn cung tín dụng trong khi SLO có thể sử dụng cho cả hai mục đích thắt chặt hoặc nới lỏng thanh khoản.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện