Trung Quốc đã "làm đẹp" số liệu lạm phát, thử kiểm tra với quy luật Engel
Đường cong Engel là một đường cong với độ dốc hướng lên trên. |
Quy luật này được biểu diễn bằng một đường cong thường được gọi là đường Engel (Engel Curve) là đường cong hướng lên trên có độ dốc tăng dần về phía bên phải, với trục tung biểu diễn thu nhập, và trục hoành là chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu.
Thống kê kiểu Trung Quốc
Quay trở lại với câu hỏi về nên kinh tế Trung Quốc. Liệu có phải nền kinh tế Trung Quốc đang giảm nhiệt?
Không lâu trước đây, nhiều người đã có thể chế giễu khi có người đặt ra câu hỏi này. Với một nền kinh tế thường chỉ được biết đến với giá bất động sản đắt đỏ, dòng tiền nóng và hơi nóng tỏa ra từ những lò cho vay tín dụng đen (với lãi suất cao ngất ngưởng). Tổng dư nợ tín dựng đã tăng lên mức trên 180% GDP vào cuối năm 2013 (theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - PBOC) và trên 215% GDP (theo tính toán của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch).
Tuy nhiên hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang chứng kiến việc giá nhà đất giảm, xuất khẩu yếu (kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2014 chỉ đạt 114 tỷ USD, giảm 18,1% so với cùng kì năm ngoái)và hệ thống ngân hàng ngầm đang thắng thế đối với phương thức cho vay truyền thống. Trong khi dự báo sản lượng công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2014 sẽ tăng trưởng 9,5% so với một năm trước đó, thì con số thực tế đạt được chỉ là 8,6%, với mức sản lượng thấp nhất kể từ tháng 4/2009.
Số liệu chính thức mới công bố của Trung Quốc chỉ cho thấy, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia này đến tháng 2 chỉ là 2% (số liệu năm) - thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình trên 3% của Trung Quốc trong 10 năm qua.
Đó là nhiệm vụ khó khăn mà ba nhà kinh tế học (Emi Nakamura, Jón Steinsson và Miao Liu) của Trường Đại học Columbia đã tự đặt ra trong một nghiên cứu gần đây. Họ bắt đầu với quy luật Engel.
Tuy nhiên, họ lại phát hiện ra quy luật trên không đúng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Ba nhà kinh tế đem so sánh các hộ gia đình tại thành phố trong năm 2006 với các hộ gia đình cũng giàu có ngang bằng như vậy trong năm 2008.
Kết quả cho thấy, các hộ gia đình trong năm 2008 đã dành nhiều phần thu nhập hơn để chi tiêu cho thực phẩm dành nhiều hơn, tỉ lệ chi tiêu cho thực phẩm trên tổng thu nhập của các hộ gia đình trong năm 2008 tăng 3%-4% so với các hộ gia đình giàu tương tự trong năm 2006.
Như vậy theo quy luật Engel, có thể các hộ gia đình trong năm 2008 đã không giàu có bằng đối tượng dùng để so sánh trong hai năm trước đó, vì trong năm 2008 họ chi tiêu nhiều hơn (trên thu nhập) để mua thực phẩm. Nhưng nếu đúng như vậy, thì kết quả trên lại không tuân theo giả thuyết đưa ra ban đầu: các hộ gia đình trong hai năm 2006 và 2008 đều giàu có như nhau.
Cho đến trước năm 2007, số liệu được đánh giá cao hơn giá trị thực nhằm phản ánh khuynh hướng mà nền kinh tế Trung Quốc muốn chứng tỏ - sản xuất hàng hóa với chất lượng tốt hơn nhưng mức giá thì không thay đổi. Do vậy, tỉ lệ lạm phát trong nhiều năm trước 2007 luôn xấp xỉ 0%. Từ năm 2007 trở đi, số liệu liên tục được "làm mịn" bằng đánh giá thấp hơn tỉ lệ lạm phát thật sự, trong khi tính toán lại của ba tác giả đến từ đại học Columbia cho thấy thời điểm năm 2007 tỉ lệ lạm phát đã tăng lên mức 20%, gấp 5 lần số liệu của Chính phủ Trung Quốc là 4,8%.
Nguồn GAFIN/The Economist