Thứ Hai | 27/01/2014 09:21

Trung Quốc có "xào nấu" con số thống kê kinh tế không?

Chênh lệch giữa GDP chính thức của Trung Quốc năm 2013 với mức tổng từ GDP của các tỉnh cộng lại tối thiểu là 2000 tỉ nhân dân tệ.

Với thông tin tổng sản phẩm quốc nội GDP và các số liệu kinh tế khác của Trung Quốc đưa ra tuần trước, một câu hỏi vĩnh cửu lại được đặt ra: các con số trên đáng tin tới mức nào?

Hoặc như lời Tân Hoa Xã từng đăng hồi 23/1/2014: “Một cộng một bằng hai. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, đặc biệt là khi tính các số liệu GDP toàn quốc và địa phương ở Trung Quốc.”

Điều khiến người đọc phải băn khoăn là con số GDP quốc gia đến dưới mức tổng GDP của các tỉnh cộng lại. Như Tân Hoa Xã đặt ra trong bài viết đặc biệt phê phán của họ “điều này đặt ra một vấn đề toán kỳ cục.”

Với mức GDP chính thức của Trung Quốc năm 2013 là 56.900 tỉ nhân dân tệ (tức 9.400 tỉ USD, tăng 7,7% từ năm ngoái), mức tổng từ GDP của các tỉnh vượt mức đó khoảng 2000 tỉ tệ. Đấy là còn chưa tính tới 3 tỉnh nữa (trong tổng số 31 tỉnh báo cáo) vẫn còn chưa công bố GDP của vùng, theo Tân Hoa Xã.

Mặc dù điều này làm dậy lên nghi ngờ trong cư dân mạng Trung Quốc là các quan chức địa phương ám ảnh với thành tích tăng trưởng đã xào nấu con số. Bài viết của Tân Hoa Xã thừa nhận điều đó hoàn toàn có khả năng, nhưng cho rằng có lí do khác giải thích cho khác biệt trên.

Một lý do quan trọng là các tính toán chồng chéo nhau , đặc biệt là khi một tỉnh có doanh nghiệp hoạt động trải khắp nhiều tỉnh khác. “Không giống như tính GDP một nước, với thuế quan xác định rõ ràng giá trị thặng dư, rất khó khăn để xác định rõ giá trị thặng dư nào thuộc về một tỉnh cụ thể,” theo giải thích của Cong Liang. Ông là một quan chức của cơ quan kế hoạch nhà nước Trung Quốc, phát biểu tại họp báo hôm 22/1 tại Bắc Kinh và được trích dẫn trong bài báo Tân Hoa Xã.

Tân Hoa Xã tóm lại là các cư dân mạng đã đúng khi nghi ngờ một phần vấn đề là sự cường điệu của quan chức địa phương. Một lý do cho sự nghi ngờ này là các con số địa phương luôn luôn vượt mức tính tóan toàn quốc.

“Có thể là con số tính cả nước và con số tổng các địa phương không trùng nhau, nhưng đó không phải là bất hợp lý nếu các con số địa phương năm này qua năm khác đều cao hơn trung ương và không bao giờ đảo ngược lại,” theo Yang Yongshan cựu trưởng nghiên cứu thống kê của Cục thống kê tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trong bài viết nói trên.

“Các dữ liệu thu thập được và tính tóan ở cục thống kê quốc gia là tương đối chính xác. Trong khi đó các quan chức địa phương chịu sức ép của “đánh giá công việc” có xu hướng giữ ngang hàng với các nơi khác bằng cách đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn,” ông Yang nói trong bài viết.

Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc đang cố giải quyết vấn đề này. Năm ngoái họ đã phát hiện chín vụ báo cáo sai, và trừng phạt 57 nhân viên thống kê. Với cuộc điều tra kinh tế toàn quốc đang diễn ra, cục nói đang cố gắng thống nhất cách tư liệu từ tỉnh được tính toán và sẽ phạt những người cung cấp con số giả.

“Từ chối đăng ký dữ liệu chính xác, quan chức điều tra hay tổ chức lại tiết lộ dữ liệu điều tra, chỉnh sửa dữ liệu, tất cả tội đó đều sẽ bị trừng trị nghiêm khắc,” Cục trưởng Ma Jiantang nói hôm 1/1/2014.

Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, là tuyên bố của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc họp quan trọng hồi tháng 12/2013. Theo đó, các quan chức địa phương sẽ được đánh giá thành tích bằng nhiều tiêu chí, gồm có kiểm soát nợ, duy trì môi trường địa phương tốt, chứ không chỉ có mỗi đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao.

Nguồn Business Week


Sự kiện