Chủ Nhật | 19/08/2012 16:02

Trung Quốc có nhiều siêu đô thị nhất thế giới năm 2025

Từ chỉ 1 năm 1995, tới 2025 Trung Quốc sẽ chiếm 7/37 siêu đô thị trên thế giới, so với 3 siêu đô thị ở Mỹ và 2 ở Nhật Bản.
13 siêu đô thị theo nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit (EIU) năm 2012
13 siêu đô thị Trung Quốc theo nghiên cứu của The Economist Intelligence
Unit (EIU) năm 2012.

Theo báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ vươn lên là nước có nhiều siêu đô thị nhất thế giới với 7 thành phố: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu, Trùng Khánh, Vũ Hán, và Thiên Tân với hơn 120 triệu dân.

Một báo cáo riêng biệt của The Economist Intelligence Unit (EIU) năm 2012 cũng dự báo Trung Quốc có tới 13 siêu đô thị tới năm 2020 tính cả một số khu vực nhiều thành phố. Điều này mang lại cơ hội cho các nhà kinh doanh, đặc biệt trong 3 lĩnh vực: bán lẻ, giáo dục và y tế khi sự hình thành, phát triển các siêu đô thị kéo theo thay đổi cấu trúc trong dân số, thu nhập, nghiên cứu này chỉ ra.

Sự hình thành và phát triển của các siêu đô thị Trung Quốc

Làn sóng di dân khổng lồ trong nước với hy vọng có cuộc sống sung túc hơn, cùng các sáng kiến thúc đẩy đô thị hóa của chính phủ Trung Quốc chính là động lực khiến Trung Quốc nổi lên như một trung tâm của các siêu đô thị thế giới.

Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 50% năm 2011, từ hơn 20% 10 năm trước.

Điều này khiến dân số các thành phố trọng điểm tăng lên chóng mặt. Dân số Thâm Quyến, thành phố thí điểm cải cách đầu tiên ở Trung Quốc 30 năm trước, lên gần gấp đôi kể từ năm 2000, tương ứng 5,5%/năm. Trong khi, do chính sách 1 con, tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2000-2010 trung bình cả Trung Quốc chỉ là 0,57%/ năm.

Tuy nhiên, tốc độ này sẽ giảm trong giai đoạn tới khi hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng đã phát triển đầy đủ, làn sóng di dân giảm bớt. Tăng trưởng dân số của Thâm Quyến dự đoán giảm xuống 2,5%/ năm giai đoạn 2010 -2020, của Thượng Hải xuống trung bình 1,2% trong  khi Quảng châu (Guangzhou) giảm xuống 1% cùng giai đoạn, theo EIU.

Bên cạnh đó, cơ cấu dân số các thành phố cũng thay đổi, đặc biệt các thành phố mới nổi. Làn sóng di dân khiến dân số các siêu đô thị đa phần là người trẻ. Lấy ví dụ Thâm Quyến, tới năm 2000 hơn 90% dân số đô thị trong độ tuổi lao động 15-65, gần 60% ở độ tuổi 15-29, và chỉ có 1% trên 65 tuổi.

Tỷ lệ dân số Thâm Quyến theo độ tuổi.
Tỷ lệ dân số Thâm Quyến theo độ tuổi.

Tuy nhiên xu hướng này tới năm 2010 giảm bớt phần nào, khi Thâm Quyến phát triển hơn, số người độ tuổi 15-29 giảm xuống 23% khi những người di dân cũ già đi, và số người nhập cư ít hơn. Trong năm 2010, số người già ở Thượng Hải, và Trùng Khánh tăng lên hơn 10%.

Tới năm 2020, xu hướng này tiếp tục khi dân số độ tuổi lao động ở các thành phố trẻ đạt đỉnh. Tại Thượng Hải và Quảng châu, tăng trưởng số người độ tuổi lao động sẽ giảm xuống dưới 1%/năm. Số người trên 65 tuổi năm 2020 của Thượng Hải là 17,1%.

Bên cạnh dân số, thu nhập cũng thay đổi đáng kể do quá trình đô thị hóa. Năm 2000, chỉ có Thâm Quyến có 5,3% số người có thu nhập ở mức được coi là trung bình - trên 30.000 nhân dân tệ/năm, trong khi tỷ lệ này ở các khu vực khác bao gồm cả Bắc Kinh dưới 1%.

Tuy nhiên, tới năm 2011, tỷ lệ này ở Thâm Quyết vượt mức 50%, và tiếp sau đó 2012, Thượng Hải và Quảng Châu cũng đạt được mức này, và dự đoán Bắc Kinh đạt được tới năm 2014. Tới 2020, hầu hết các siêu thành phố đạt được mức này.

Trung Quốc

Với ngành bán lẻ, các chuỗi cung ứng sẽ thay thế thị trường bán lẻ rời rạc trước kia. Trong 10 năm qua, dân số trẻ của các siêu đô thị đã thúc đẩy nhu cầu các hàng hóa như ô tô, quần áo hàng hiệu và sản phẩm công nghệp. 10 năm tới, định hướng tiêu dùng của họ sẽ phản ánh tình trạng già đi của dân số khi nhu cầu dịch vụ như sức khỏe có thể vượt qua nhu cầu các hàng hóa đắt tiền truyền thống.

Tuy nhiên, xu hướng này chậm hơn ở các siêu đô thị mới nổi do tỷ lệ dân số trẻ vẫn tương đối cao. Nhu cầu thiết bị hộ gia đình, sản phẩn điện tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, các nhà sản xuất cũng tập trung vào phân khúc thị trường này. Thu nhập tăng cùng nhịp sống hối hả hơn cũng khiến nhu cầu ăn ngoài tăng.

Với ngành giáo dục, hiện tại tiếp cận giáo dục ở các siêu thành phố còn chưa tốt do dân số cao khiến tỷ lệ trường học và giáo viên trên tổng dân thấp, chỉ ra thất bại của ngành giáo dục trong việc theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Mặc dù áp lực với ngành giáo dục dịu dần khi dân số trẻ giảm, ở các siêu đô thị mới nổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vẫn còn khá cao. Các công ty có thể nhắm tới những người Trung Quốc muốn được hưởng dịch vụ giáo dục chất lượng cao khi thu nhập họ tăng, đồng thời hệ thống  giáo dục công bị đánh giá không đáp ứng chất lượng.

Cuối cùng, với y tế, các công ty có cơ hội tốt nhất khi dân số các siêu đô thị không những đang tăng lên mà còn đang già đi. Mặc dù, các cải cách y tế của chính phủ Trung Quốc đang thực hiện hiện tại sẽ làm dịu bớt phần nào nhu cầu dịch vụ y tế cao tại các siêu đô thị, các sản phẩm thuốc đặc trị đắt tiền và dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn là mảnh đất mầu mỡ cho các công ty khai thác.

Thị trường bảo hiểm sức khỏe tư của Trung Quốc tăng hơn 25%/năm nhờ nhu cầu tầng lớp trung lưu các đô thị phía  Đông và ngày càng nhiều công ty lớn cung cấp bảo hiểm cho nhân công. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn khá nhỏ, các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhiều lĩnh vực còn chưa phát triển như: thuốc men chi phí hợp lý, dụng cụ y tế, công nghệ hệ thống thông tin cho bệnh viện...

Siêu đô thị (Megacity/Megapolis) là các khu vực đô thị có dân số trên 10 triệu người. Một số định nghĩa về siêu đô thị còn có thêm yêu cầu về mật độ dân số tối thiểu của các khu vực này, chẳng hạn ít nhất 2.000 người/km2. Một siêu đô thị có thể là một khu vực đô thị hay nhiều khu vực siêu đô thị.

Nguồn EIU, UN/ Khampha


Sự kiện