Trung Quốc có nguy cơ bùng nổ tín dụng đen do kinh tế suy giảm
Tốc độ tăng trưởng quý II7,6% của Trung Quốc thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009, tăng sức épcác lãnh đạo nước này kích thích chi tiêu. Điều này có thể khiến cam kết kiểmsoát hệ thống tín dụng đen (shadow banking), ước tính bằng 1/3 lượng cho vaychính thức ảnh hưởng, theo các nhà kinh tế Bloomberg News phỏng vấn.
Alistair Thorton, nhà kinh tế ở Bắc kinh của hãng nghiên cứu IHS Global Insight(IHS) cho rằng khi kinh tế tăng trưởng chậm hơn mong muốn các nhà quản lý, thìtính cấp bách của việc thắt chặt tín dụng đen trở nên mâu thuẫn. Ông cho rằng cảicách hệ thống tài chính đứng sau nhu cầu ngăn chặn hạ cánh cứng và điều hành nềnkinh tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.
Tác hại của tín dụng đen
Cho vay ngoài luồng (underground lending) chỉ là một phần của hệ thống vốnngoài các ngân hàng Trung Quốc. Tín dụng đen (shadow banking), bao gồm các khoảnnợ trao tay giữa bạn bè, gia đình, các công ty thiếu vốn, cũng như các vụ giao dịchphi chính thức giữa các chủ nợ và các công ty trên cơ sở tin tưởng có tổng giátrị tớ 15 nghìn tỷ nhân dân tệ (2,4 nghìn tỷ USD), khoảng 1/3 thị trường nợchính thức Trung Quốc, theo ước tính của Societe Generale SA.
Tình trạng một lượng vốn tín dụng đen quá lớn như vậy ngoài tầm kiểm soát, gâykhó khăn cho chính phủ Trung Quốc trong việc quản lý kinh tế thông qua các cơchế như chính sách lãi suất hay chính sách tiền tệ, gây bất ổn kinh tế vĩ mô,theo nhà kinh tế đạt giải Nobel Joseph Stiglitz.
Ông cũng cho biết khi tình trạng tín dụng đen xấu đi do khủng hoảng, do tínhkhông hợp pháp của chúng, chính phủ cũng khó lòng can thiệp do không thể bơm tiềngiống các gói cứu trợ ngân hàng. Điều này thậm chí có thể gây nên bất ổn xã hội.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã biểu tình tại An Dương, thành phố thuộc tỉnh HàNam sau khi mất tiền đầu tư bất hợp pháp của mình. Ở Ôn Châu, có hơn 80 vụ tự tửhoặc phá sản của các thương nhân ngập nợ trong giai đoạn 2 tháng cuối nămngoái.
World Bank cũng từng cảnhbáo tăng trưởng Trung Quốc trong tương lai phụ thuộc nhiều hơn và phân bổ vốn,cùng đổi mới và phát triển ngành dịch vụ, theo báo cáo "Trung Quốc2030" tổ chức này đưa ra tháng 2/2012.
Vai trò của tín dụng đen trong kinh tế Trung Quốc
Tuy nhiên, Fred Hu, cựu chủ tịch của Goldman Sachs tại Trung Quốc, cho rằng tấncông hệ thống tín dụng đen khi nền kinh tế yếu đi có thể tiềm ẩn rủi ro. Ôngcho rằng, tín dụng đen có hại, nhưng nếu không có nó, Trung Quốc đã phải"hạ cánh cứng" từ lâu. Và vấn đề ở đây sẽ là hợp pháp hóa khu vực nàyđể giảm rủi ro, chứ không phải đóng cửa nó. Nếu chính phủ Trung Quốc khăngkhăng cố thử, có thể dẫn tới thiệt hại nghiệm trọng cho kinh tế nước này.
Theo Citic Securities, chỉ 3% các công ty nhỏ và vừa này có thể tiếp cận khoảnvay ngân hàng. Phần còn lại đa phần là vay từ gia đình, bạn bè và người quen. Cáckhoản nợ ngân hàng chỉ chiến 12% nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp nhỏ năm2008, năm cuối cùng số liệu này được công bố. Trong khi đó 36% nhu cầu đến từtín dụng đen và 41% từ doanh thu của chính các công ty, theo Citic Securites.Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc cung cấp đến 80% lực lượng laođộng thành thị nước này, tương ứng khoảng 600 triệu người.
Để thúc đẩy tăng trưởng,Trung Quốc hạ lãi suất tiền gửi 2 lần, xuống 3%, có thể khiến nhiều người quaysang các khoản đầu tư tín dụng đen lợi suất cao. Những cơ hội rủi ro hơn từ thịtrường hàng hóa và bất động sản, thường cho về lợi nhuận 20%, và có thể lên tới100% hay hơn mỗi năm.
Cải cách hệ thống tài chính Trung Quốc
Cải cách tài chính Trung Quốc là một nhiệm vụ khó khăn và sẽ kéo dài hàng năm,theo Garcia Herrero, kinh tế trưởng thị trường mới nổi của Banco Bilbao VizcayaArgentaria tại Hong Kong cho biết.
Thủ tướng Trung Quốc ÔnGia Bảo, từng kêu gọi việc quản lý nguồn tín dụng tư trị giá 1,3 nghìn tỷ USD(theo ước tính của IHS), bằng với thâm hụt ngân sách Mỹ năm ngoái. Ông cam kếtphá vỡ "độc quyền" cho vay của các ngân hàng quốc doanh, và cấp vốncho 42 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoại trừ lời kêu gọi của các nhà quản lý từ năm 2010 về việc cácngân hàng tăng nợ cho doanh nghiệp, cũng như thị trường trái phiếu xếp hạngkhông nên đầu tư (junk-bond) mới mở từ tháng 6, sáng kiến duy nhất của chính phủTrung Quốc là mô hình thí điểm ở thành phố Ôn Châu.
Trong đó, Trung tâm dịchvụ đăng ký cho vay tư nhân Ôn Châu để giúp kiểm soát cho vay ngoài luồngbằng cách kết hợp các cá nhân có vốn dư thừa với các doanh nghiệp cần cho vay. Tuynhiên chương trình này mới chỉ có kết quả rất hạn chế. Từ khi Trung tâm này mởcửa từ 26/4 chỉ cho vay được 10 triệu nhân dân tệ, 1/10 tổng vốn đăng ký, ôngChen Xijun, giám đốc Phòng Thương mại thành phố Ôn Châu cho biết.
Trong số 12 biện pháp ông Ôn Gia Bảo cam kết, mới chỉ có 1 biện pháp này chínhthức thực hiện. Ông cho rằng, cuộc cải cách có thể dẫn tới "tái cấu trúc hệthống tài chính quốc gia" nếu thành công.
Hầu hết các biện pháp,bao gồm cho các công ty tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn đầu tư nước ngoài vàthành lập các doanh nghiệp quản lý tài sản chuyên nghiệp, vẫn đang trong giaiđoạn lập kế hoạch, ông Herrero cho biết. Ông cho rằng các kế hoạch này sẽ khôngthực hiện trước khi ông Ông Gia Bảo hết nhiệm kỳ.
Tuy nhiên gần đây, Trung Quốc đã có một số động thái tích cực. Ủy ban Điều tiếtngân hàng Trung Quốc cho phép các ngân hàng phát hành trái phiếu có mục đích đặcbiệt dành cho doanh nghiệp nhỏ, để giảm rủi ro các khoản vay này cũng như nguycơ phá sản doanh nghiệp. Cho vay doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc tăng 20,5% trongquý I so với cùng kỳ năm trước, nhanh hơn tốc độ của các doanh nghiệp quốcdoanh lớn, theo Ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 8/6, đã cho phép các ngân hàng quyền tự dođịnh giá hơn, khi lần đầu tiên cho phép họ đặt lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suấttiền gửi cơ bản 10%. Các ngân hàng cũng được chiết khấu cho vay 30%.
Theo ông Il Houng Lee, trưởng đại diện thường trú của IMF tại Trung Quốc ở BắcKinh, đây là những bước đi rõ ràng đúng hướng nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùngphân bổ nguồn lực hiệu quả.
Nguồn Bloomberg/ DVT