Thứ Bảy | 02/06/2012 20:15
Trung Quốc có kế hoạch kích cầu thứ hai?
Hãng Reuters tiết lộ, chính phủ Trung Quốc hôm 30/5 đã phê duyệt kế hoạch thúc đẩy 7 ngành công nghiệp chiến lược vào năm 2015.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến đạt 7,9% trong quý II, lần đầu dưới 8% kể từ 2009. Liu Yajun, giám đốc cơ quan phụ trách đầu tư nước ngoài của Bộ Thương mại Trung Quốc, bày tỏ lo ngại trên tờ China Daily: “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm chủ yếu do kinh tế toàn cầu trì trệ. Sẽ không thể dự đoán trong những tháng tới.”
Trung Quốc tăng tốc đầu tư
Bắc Kinh đang tạo nhiều đòn bẩy khác nhau, từ giảm thuế đến những biện pháp kích thích tiêu dùng, tăng tốc phê duyệt những dự án đầu tư mới của các công ty và chính quyền địa phương, một phần trong chiến dịch vực dậy tăng trưởng.
Hãng tin Reuters tiết lộ, chính phủ Trung Quốc hôm 30/5 đã phê duyệt một kế hoạch thúc đẩy 7 ngành công nghiệp chiến lược vào năm 2015, trong đó có công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp, công nghệ sinh học, vật liệu công nghiệp và chế biến thiết bị cao cấp.
Các nhà phân tích tài chính nhận định đã có bằng chứng rõ rệt về một đợt đầu tư mới, trong khi Credit Suisse dự báo trị giá đầu tư mới ước tính khoảng 1000 đến 2000 tỉ nhân dân tệ. Từ đầu tháng 4, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã phê duyệt hàng chục dự án cơ sở hạ tầng mới, trong đó có bốn sân bay mới và ba dự án mở rộng hay đổi mới các nhà máy thép, xây dựng đường cao tốc, đường xe điện ngầm, những dự án năng lượng sạch nhiều rủi ro như là trạm thủy điện.
Ngoài các công trình xây dựng, chính phủ xem ra đang hồi phục một chương trình “cash-for-clunkers” (đổi xe cũ mua xe mới) để thúc đẩy doanh thu công nghiệp xe hơi, trợ cấp cho người dân mua xe hơi mới. Một số báo cáo cho thấy trợ cấp tiền mặt sẽ mở rộng sang hàng gia dụng, tương tự một chương trình năm 2009.
Trung Quốc không cần kích cầu tài chính ồ ạt
Bất cứ sự thúc đẩy nào cho kinh tế Trung Quốc cũng sẽ được các nhà đầu tư khắp thế giới hoan nghênh. Với châu Âu chìm trong suy thoái và Mỹ hồi phục thất thường, tăng trưởng ở các thị trường đang nổi lên, nhất là Trung Quốc, là một điểm sáng trong toàn cảnh kinh tế ảm đạm.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng hàng năm 8% đến 9% làm cho Trung Quốc trở thành nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP toàn cầu. Các thị trường chứng khoán khắp châu Á và châu Âu tăng giá cuối phiên hôm thứ ba trong khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng giá giữa ngày, một phần do dự báo Trung Quốc sẽ tăng kích cầu.
Cho dù tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm với tốc độ nhanh nhất trong 13 năm, kế hoạch chi tiêu khổng lồ có thể gây hại lâu dài.
Báo Chứng khoán Trung Quốc trích lời của Chen Bingcai, giáo sư Viện Quản trị Quốc gia: “Trung Quốc không cần mở rộng đầu tư quá mức và hy sinh tăng trưởng chất lượng để lấy tăng trưởng cao. Nếu Bắc Kinh trở lại một đợt bùng nổ tăng trưởng, việc kêu gọi điều chỉnh cấu trúc kinh tế trước đây sẽ không có nghĩa gì nữa mà chỉ là lời nói rỗng tuếch.”
Trung Quốc tăng tốc đầu tư
Bắc Kinh đang tạo nhiều đòn bẩy khác nhau, từ giảm thuế đến những biện pháp kích thích tiêu dùng, tăng tốc phê duyệt những dự án đầu tư mới của các công ty và chính quyền địa phương, một phần trong chiến dịch vực dậy tăng trưởng.
Hãng tin Reuters tiết lộ, chính phủ Trung Quốc hôm 30/5 đã phê duyệt một kế hoạch thúc đẩy 7 ngành công nghiệp chiến lược vào năm 2015, trong đó có công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp, công nghệ sinh học, vật liệu công nghiệp và chế biến thiết bị cao cấp.
Các nhà phân tích tài chính nhận định đã có bằng chứng rõ rệt về một đợt đầu tư mới, trong khi Credit Suisse dự báo trị giá đầu tư mới ước tính khoảng 1000 đến 2000 tỉ nhân dân tệ. Từ đầu tháng 4, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã phê duyệt hàng chục dự án cơ sở hạ tầng mới, trong đó có bốn sân bay mới và ba dự án mở rộng hay đổi mới các nhà máy thép, xây dựng đường cao tốc, đường xe điện ngầm, những dự án năng lượng sạch nhiều rủi ro như là trạm thủy điện.
Ngoài các công trình xây dựng, chính phủ xem ra đang hồi phục một chương trình “cash-for-clunkers” (đổi xe cũ mua xe mới) để thúc đẩy doanh thu công nghiệp xe hơi, trợ cấp cho người dân mua xe hơi mới. Một số báo cáo cho thấy trợ cấp tiền mặt sẽ mở rộng sang hàng gia dụng, tương tự một chương trình năm 2009.
Trung Quốc không cần kích cầu tài chính ồ ạt
Bất cứ sự thúc đẩy nào cho kinh tế Trung Quốc cũng sẽ được các nhà đầu tư khắp thế giới hoan nghênh. Với châu Âu chìm trong suy thoái và Mỹ hồi phục thất thường, tăng trưởng ở các thị trường đang nổi lên, nhất là Trung Quốc, là một điểm sáng trong toàn cảnh kinh tế ảm đạm.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng hàng năm 8% đến 9% làm cho Trung Quốc trở thành nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP toàn cầu. Các thị trường chứng khoán khắp châu Á và châu Âu tăng giá cuối phiên hôm thứ ba trong khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng giá giữa ngày, một phần do dự báo Trung Quốc sẽ tăng kích cầu.
Cho dù tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm với tốc độ nhanh nhất trong 13 năm, kế hoạch chi tiêu khổng lồ có thể gây hại lâu dài.
Báo Chứng khoán Trung Quốc trích lời của Chen Bingcai, giáo sư Viện Quản trị Quốc gia: “Trung Quốc không cần mở rộng đầu tư quá mức và hy sinh tăng trưởng chất lượng để lấy tăng trưởng cao. Nếu Bắc Kinh trở lại một đợt bùng nổ tăng trưởng, việc kêu gọi điều chỉnh cấu trúc kinh tế trước đây sẽ không có nghĩa gì nữa mà chỉ là lời nói rỗng tuếch.”
Nguồn SGTT