Nguồn: Bloomberg
Trung Quốc, châu Á tung gói kích thích kinh tế để chống chọi với virus corona trước thềm hội nghị G20
Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang kêu gọi toàn thế giới phối hợp với nhau, nhưng giờ vẫn chưa có bức tranh rõ ràng về những động thái của các quốc gia. Điều đó đặt gánh nặng trách nhiệm lên các Chính phủ trong thời điểm hiện tại.
Hôm Chủ nhật (16/02), Trung Quốc cho biết sẽ ban hành các biện pháp kích thích hiệu quả hơn mặc dù khoảng cách tài khóa ngày càng lớn (chênh lệch giữa thu và chi ngân sách), bao gồm cả giảm thuế doanh nghiệp. Quan chức tài chính hàng đầu của Hồng Kông, cho biết Hồng Kông đang phải đối mặt với những cú sốc giống như “cơn sóng thần” có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách kỷ lục. Singapore đang hướng tới khoảng thâm hụt ngân sách lớn nhất trong gần hai thập kỷ, theo các nhà phân tích.
“Mặc dù giảm thuế và phí quy mô lớn có thể làm tăng các thách thức ngắn hạn, nhưng quốc gia phải có quan điểm dài hạn hơn và thực hiện các bước kiên quyết để thực hiện cắt giảm thuế và phí”, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn viết trên một tạp chí Qiushi vào ngày Chủ nhật (16/02).
Bộ Chính trị Trung Quốc giữ quan điểm rằng nước này cần đạt các mục tiêu kinh tế trong năm nay, báo hiệu khả năng đưa ra gói kích thích quy mô lớn trong lúc các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các phương án lựa chọn.
Với việc virus corona khiến các nhà máy, công ty phải đóng cửa và làm đảo lộn chuỗi cung ứng, nhóm 20 bộ trưởng tài chính và sếp ngân hàng trung ương (G20) sẽ tập trung tại Riyadh vào ngày thứ Bảy (22/02) để thảo luận về nguy cơ tác động đến tăng trưởng. HSBC là ngân hàng mới nhất cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2020 từ 2,5% xuống 2,3%.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm thanh khoản và các ngân hàng trung ương ở Philippines, Thái Lan và Malaysia đã cắt giảm lãi suất, trong khi hầu hết các ngân hàng trung ương lớn còn lại không đưa ra kế hoạch nới lỏng tiền tệ.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết tuần trước rằng bất kỳ tác động nào của virus corona đối với nền kinh tế Mỹ sẽ sớm xuất hiện trong dữ liệu kinh tế, nhưng điều đó quá không chắc chắn để nói liệu điều đó có dẫn đến thay đổi đáng kể đến triển vọng tăng trưởng hay không.
Tại Hồng Kông, tác động kinh tế của virus corona đang làm trầm trọng thêm đợt suy thoái kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông – vốn gây ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong năm 2019.
Virus corona tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào. Nguồn: Bloomberg |
Tác động của virus corona vượt xa các ngành bán lẻ, thực phẩm và đồ uống và các ngành liên quan đến du lịch, và những cú sốc có thể khiến tình trạng thất nghiệp tăng nhanh chóng, Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông, ông Paul Chan, cho biết trong một bài đăng trên blog hôm Chủ nhật (16/02).
Thâm hụt tài khóa của Singapore có thể tăng lên 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/04, mức cao nhất kể từ năm 2001, theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg.
Chung tay chống lại virus corona
Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Lawrence Wong, đồng chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm đối phó với virus corona của Chính phủ, cho biết Hồng Kông sẽ nhận được gói biện pháp ngân sách mạnh mẽ trong tuần này. Hồng Kông mất đến 20.000 khách du lịch mỗi ngày vì các lệnh hạn chế đi lại.
Với số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc lên đến gần 70.000 người vào cuối tuần qua và số ca tử vong tăng lên hơn 1.660 người, sự bùng phát của virus corona là một chủ đề tại một hội nghị an ninh quốc tế ở Đức.
Trung Quốc có nhiều “đạn dược” về tài khóa, Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva của IMFcho biết tại cuộc họp ở Munich. “Cần phải có phân tích “từ dưới lên” (bottom-up) về tác động của virus corona để sau đó chúng ta có thể đồng ý về các biện pháp phối hợp, hoặc thậm chí còn tốt hơn thế, để bảo vệ nền kinh tế thế giới khỏi một cú sốc nghiêm trọng hơn”.
Nguồn Bloomberg