Thứ Tư | 29/08/2012 14:56
Trung Quốc chật vật với mô hình tăng trưởng mới
Nhu cầu tín dụng ở Trung Quốc đang có xu hướng giảm dần cùng với đà tăng trưởng kinh tế chững lại.
Nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc kiểm soát nguồn cung tín dụng, đổ tiền và hỗ trợ lãi suất cho “con cưng” là các doanh nghiệp quốc doanh. Cả doanh nghiệp và tư nhân đều trong tình trạng đói vốn, khi đó, vốn hóa thị trường của các ngân hàng Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, đến nay, chẳng còn ai muốn vay nhiều.
Chủ tịch China Merchants Group, ông Fu Yuning, cho biết, ông bắt đầu thấy nhu cầu vay nợ ở Trung Quốc giảm mạnh từ đầu năm nay, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là tin xấu bởi khi nhu cầu tín dụng giảm cũng đồng nghĩa với nhu cầu cho các thứ khác cũng giảm cả ở trong nước và nước ngoài.
Theo số liệu của ngân hàng trung ương Trung Quốc, các khoản cho vay mới bằng nhân dân tệ của các ngân hàng Trung Quốc trong tháng 7 thấp nhất gần 1 năm, chỉ đạt 540 tỷ nhân dân tệ (85 tỷ USD). Sự sụt giảm này một phần do các doanh nghiệp tăng cường phát hành trái phiếu.
Về tăng trưởng GDP, kinh tế Trung Quốc thực tế chỉ tăng trưởng khoảng 6,8% trong quý I và 6,9% trong quý II, so với 9,2% năm ngoái. Tăng trưởng xuất khẩu cũng chững lại đáng kể, cụ thể xuất khẩu tháng 7 chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư tài sản cố định tăng trưởng thấp hơn nhiều so với 3 năm trước.
Trong khi đó, lạm phát có xu hướng giảm và làm dấy lên lo ngại kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ tăng trưởng quá nóng sang giảm phát.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng tồn kho lớn ở hầu hết các ngành sản xuất từ than, xi măng đến thép do chênh lệch quá lớn giữa sản lượng và doanh số. Thậm chí nhu cầu với vàng, tài sản vốn được coi là trú ẩn an toàn, cũng giảm mạnh.
Tuy vậy, ứng phó của chính phủ Trung Quốc vẫn hết sức hạn chế, các biện pháp kích thích mà chính phủ nước này đưa ra quá ít so với kỳ vọng. Điều này là bởi gói kích thích kinh tế năm 2009 quá lớn khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng vọt trong khi không thể tránh được tình trạng lãng phí.
Hơn nữa, Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực chính trị hay đồng nghĩa với việc các lãnh đạo Trung Quốc khó đưa ra hành động mạnh mẽ vào lúc này. Yếu tố kinh tế được Trung Quốc theo sát nhất lúc này là tình trạng thất nghiệp. Nếu thất nghiệp gia tăng, chính phủ Trung Quốc có thể buộc phải hành động mạnh hơn trước kia.
Tuy nhiên, các quyết sách mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc hầu như không có bởi họ đang lên kế hoạch cho một giai đoạn chuyển sang một mô hình tăng trưởng mới.
Với bài học từ Nhật Bản thì mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ngày nay không còn đáng tin cậy. Trong khi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phát huy hiệu quả trong vài năm gần đây, nhưng đến một giai đoạn nào đó nó sẽ không còn tác dụng.
Trung Quốc đang quá lạm dụng mô hình tăng trưởng này, thậm chí cả các chính quyền địa phương vẫn tiếp tục theo đuổi. Tất nhiên, với Trung Quốc, một nền kinh tế mà ở đó người tiêu dùng đóng vai trò lớn hơn, trong khi giảm dần vai trò của nhà nước, và tập trung vào dịch vụ hơn là sản xuất cần có thêm thời gian và động lực.
Sự chuyển dịch đó không phải dễ dàng nhất là khi cơ cấu tài chính thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, khiến lợi nhuận của các ngân hàng giảm.
Trước kia, đường lối kinh tế của Trung Quốc là rõ ràng, những tranh luận liệu kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” hay “hạ cánh mềm”, lạm phát hay giảm phát dường như chỉ xảy ra ở bên ngoài Trung Quốc. Nhưng hiện giờ, cả chính phủ và người dân Trung Quốc cảm thấy ít chắc chắn hơn về hướng đi trong tương lai của nền kinh tế.
Chủ tịch China Merchants Group, ông Fu Yuning, cho biết, ông bắt đầu thấy nhu cầu vay nợ ở Trung Quốc giảm mạnh từ đầu năm nay, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là tin xấu bởi khi nhu cầu tín dụng giảm cũng đồng nghĩa với nhu cầu cho các thứ khác cũng giảm cả ở trong nước và nước ngoài.
Theo số liệu của ngân hàng trung ương Trung Quốc, các khoản cho vay mới bằng nhân dân tệ của các ngân hàng Trung Quốc trong tháng 7 thấp nhất gần 1 năm, chỉ đạt 540 tỷ nhân dân tệ (85 tỷ USD). Sự sụt giảm này một phần do các doanh nghiệp tăng cường phát hành trái phiếu.
Về tăng trưởng GDP, kinh tế Trung Quốc thực tế chỉ tăng trưởng khoảng 6,8% trong quý I và 6,9% trong quý II, so với 9,2% năm ngoái. Tăng trưởng xuất khẩu cũng chững lại đáng kể, cụ thể xuất khẩu tháng 7 chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư tài sản cố định tăng trưởng thấp hơn nhiều so với 3 năm trước.
Trong khi đó, lạm phát có xu hướng giảm và làm dấy lên lo ngại kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ tăng trưởng quá nóng sang giảm phát.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng tồn kho lớn ở hầu hết các ngành sản xuất từ than, xi măng đến thép do chênh lệch quá lớn giữa sản lượng và doanh số. Thậm chí nhu cầu với vàng, tài sản vốn được coi là trú ẩn an toàn, cũng giảm mạnh.
Tuy vậy, ứng phó của chính phủ Trung Quốc vẫn hết sức hạn chế, các biện pháp kích thích mà chính phủ nước này đưa ra quá ít so với kỳ vọng. Điều này là bởi gói kích thích kinh tế năm 2009 quá lớn khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng vọt trong khi không thể tránh được tình trạng lãng phí.
Hơn nữa, Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực chính trị hay đồng nghĩa với việc các lãnh đạo Trung Quốc khó đưa ra hành động mạnh mẽ vào lúc này. Yếu tố kinh tế được Trung Quốc theo sát nhất lúc này là tình trạng thất nghiệp. Nếu thất nghiệp gia tăng, chính phủ Trung Quốc có thể buộc phải hành động mạnh hơn trước kia.
Tuy nhiên, các quyết sách mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc hầu như không có bởi họ đang lên kế hoạch cho một giai đoạn chuyển sang một mô hình tăng trưởng mới.
Với bài học từ Nhật Bản thì mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ngày nay không còn đáng tin cậy. Trong khi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phát huy hiệu quả trong vài năm gần đây, nhưng đến một giai đoạn nào đó nó sẽ không còn tác dụng.
Trung Quốc đang quá lạm dụng mô hình tăng trưởng này, thậm chí cả các chính quyền địa phương vẫn tiếp tục theo đuổi. Tất nhiên, với Trung Quốc, một nền kinh tế mà ở đó người tiêu dùng đóng vai trò lớn hơn, trong khi giảm dần vai trò của nhà nước, và tập trung vào dịch vụ hơn là sản xuất cần có thêm thời gian và động lực.
Sự chuyển dịch đó không phải dễ dàng nhất là khi cơ cấu tài chính thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, khiến lợi nhuận của các ngân hàng giảm.
Trước kia, đường lối kinh tế của Trung Quốc là rõ ràng, những tranh luận liệu kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” hay “hạ cánh mềm”, lạm phát hay giảm phát dường như chỉ xảy ra ở bên ngoài Trung Quốc. Nhưng hiện giờ, cả chính phủ và người dân Trung Quốc cảm thấy ít chắc chắn hơn về hướng đi trong tương lai của nền kinh tế.
Nguồn FT/Khampha