Thứ Tư | 24/07/2013 19:07

Trung Quốc: Chậm nhưng chắc

Tái cân bằng nền kinh tế đồng nghĩa với một Trung Quốc đang chậm lại, để đổi lấy một sự chắc chắn hơn trong tương lai.

Nhiều năm trước, người ta thường lấy hình ảnh một chú gấu trúc chạy trên chiếc máy tập thể dục, để minh họa cho nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng hai con số và vẫn còn đang tăng tốc. Nhưng đến nay, khi chứng kiến một Trung Quốc đang chậm lại, mọi người nhận ra rằng, thực ra chú gấu Panda chỉ mới vừa tập chạy.

Chú gấu Panda mới chỉ đang tập chạy.
Gấu Panda Trung Quốc mới chỉ đang tập chạy.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và những hệ lụy?

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm có phải là điều đáng thất vọng khi nền kinh tế Trung Quốc đã quen với con số 10%/năm? Đây cũng là câu hỏi hóc búa đối với một số nền kinh tế và một số lĩnh vực kinh doanh trên toàn thế giới.

Từ các mỏ khoáng sản của Australia đến các nhà sản xuất Đức, tất cả đều bị ảnh hưởng khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Đặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sự thất vọng của các nhà xuất khẩu cũng nhanh chóng lan rộng ra.

Tăng trưởng chậm lại chỉ trở thành vấn đề đối với những người ngây thơ luôn mong đợi một tỷ lệ tăng trưởng 10% có thể kéo dài mãi mãi.
Changyong Rhee, kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định: "Thương mại, đầu tư sụt giảm là một phần trong chiến lược tăng trưởng cân bằng hơn cho Trung Quốc, ảnh hưởng về lâu dài do Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chắc chắn là sẽ một mối quan tâm của toàn khu vực".

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde cũng cho rằng, suy giảm tăng trưởng ở các thị trường mới nổi có thể kéo dài hơn cũng là một rủi ro.

Nhất là đối với những nền kinh tế quan hệ mật thiết với nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới (Trung Quốc), bởi giá cả hàng hóa liên tục giảm trong thời gian gần đây.

Tăng trưởng và giá cả giảm sút tại Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác.
Tăng trưởng và giá cả giảm sút tại Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác.

Nhưng khi ngay cả một vài quốc gia và các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang “gào thét” phản đối, thì cũng không có nhiều thay đổi. Trong suốt nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc đã nói về việc tái cân bằng nền kinh tế từ đầu tư, xuất khẩu, xây dựng cho tới sản xuất hàng tiêu thụ. Và giờ đây, mọi người đang chứng kiến những dấu hiệu hành động đầu tiên.

Cũng trong một thời gian dài trước đây, các chính trị gia Trung Quốc chỉ dám thực hiện chút ít thay đổi, bởi mỗi khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, họ lại tung ra một gói kích thích kinh tế mới và lại mở ra sự bùng nổ trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Nhưng lần này, sự việc có vẻ khác.

Nhu cầu xây các công trình mới của Trung Quốc như cầu đường, đường sắt mới và nhà đang giảm, trong khi nhu cầu của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc đã được thỏa mãn. Trung Quốc nhận ra sự thật là, việc để cho tỷ lệ đầu tư trên tổng thu nhập quốc dân tăng từ mức ít hơn 40% trước khủng hoảng tài chính, lên tới gần 50% như hiện nay, đã khiến cho quá trình tái cân bằng hướng tới lĩnh vực tiêu dùng trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Chậm lại cũng có mặt tốt

Sự chậm lại và tái cân bằng nền kinh tế tại Trung Quốc có thể đi kèm một vài tổn thương, nhưng cũng không nên quá phóng đại những tác động đó. Khi Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng với tỷ lệ 10%/năm trong những năm 1980, dường như nền kinh tế toàn cầu đều được hưởng lợi, ví dụ Mỹ đã tăng trưởng 1%. Đó là một điều tốt mà Trung Quốc đem lại, nhưng thường bị lờ đi.

Sau hơn một phần tư thế kỷ của hiện tượng tăng trưởng phi thường của Trung Quốc, nếu hiện nay nền kinh tế này tiếp tục tăng trưởng 8%, thì kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tương ứng 4%/năm.

Dù đang chậm lại nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia đóng góp tích cực nhất vào tổng cầu của nền kinh tế thế giới.
Dù đang chậm lại nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia đóng góp tích cực nhất
vào tổng cầu của nền kinh tế thế giới.

Nhưng thực tế, khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 7,5% như trong quý II vừa rồi, Trung Quốc vẫn đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng nhu cầu trên toàn thế giới hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác. Do vậy, tăng trưởng chậm lại chỉ trở thành vấn đề đối với những người luôn mong tăng trưởng 10% có thể kéo dài mãi mãi.

Mặt khác, tái cân bằng nền kinh tế sẽ tạo ra người thắng và kẻ thua. Trước tiên, những cảm giác lo lắng chắc chắn phải đến với những nước xuất khẩu hàng hóa như Australia. Thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết, giờ đây đất nước của ông đang phải đối mặt với hồi kết của một thập kỷ bùng nổ tài nguyên kéo dài, vì thế đối với Australia "việc đa dạng hóa và tăng năng suất tuy vẫn cần thiết nhưng không còn quá quan trọng nữa".

Nhưng cũng có chỗ dành cho người chiến thắng. Miễn là quá trình quản lý của Trung Quốc hướng đến sự khuyến khích tiêu dùng và một sự thay đổi từ từ để tạo nên một khu vực dịch vụ lớn hơn, những nhà sản xuất hàng hoá lớn hơn và những hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ trong nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.

Andreas Rees của UniCredit lưu ý rằng, mặc dù lượng xe hơi xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc giảm trong năm nay, nhưng đó là nhu cầu đang bị kìm hãm lại, là sự tạm dừng trong xu hướng đi lên chứ không phải là đảo ngược. “Tái cân bằng dự kiến của Trung Quốc hướng tới tiêu dùng có thể sẽ nâng tiêu thụ xe hơi của hộ gia đình lên cao hơn nữa”.

Hầu hết mọi người vẫn tin rằng có ít dấu hiệu cho thấy khủng hoảng kinh tế sẽ tìm đến Trung Quốc Trung Quốc, sau hai cuộc khủng hoảng tại Mỹ và khu vực đồng euro.

Tuy nhiên cũng không thiếu những rủi ro trên con đường tái cân bằng kinh tế của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc có thể giảm trước khi tiêu thụ kịp tăng lên, sự sụt giảm sẽ khiến Trung Quốc trở thành kẻ thua duy nhất. Một kịch bản như vậy hoàn toàn có thể xảy ra và như kiến nghị của IMF trong bản nhiệm vụ giám sát hàng năm đối với Trung Quốc, cải cách là rất cần thiết để ngăn chặn một kết cục như vậy.

Trung Quốc chậm lại nhưng vẫn đóng góp nhiều nhất cho tổng cầu của nền kinh tế thế giới. Còn đối với chính mình, Trung Quốc đang lựa chọn một mô hình tăng trưởng thấp hơn để tái cân bằng nền kinh tế, chậm hơn để chắc chắn hơn.

Chú gấu Panda không thể luôn chạy với tốc độ cao để nền kinh tế mãi tăng trưởng với tỷ lệ hơn 10% mà không cần ngừng nghỉ. Suy cho cùng, Trung Quốc cũng mới vừa bước qua thời gian tập chạy nước rút trong hơn một phần tư thế kỷ, trong khi sự phát triển của một nền kinh tế lớn sẽ phải là con đường dài hơn thế rất nhiều.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện