Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn trong năm nay là khoảng 5%, một trong những mức tăng trưởng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ.
Trung Quốc cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng
Ngày 17/3, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ, lần đầu tiên trong năm 2023, để giúp duy trì thanh khoản dồi dào và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với tất cả các ngân hàng, ngoại trừ các tổ chức tài chính đã thực hiện RRR bằng 5%. Sau khi giảm, RRR trung bình có trọng số của các tổ chức tài chính sẽ đạt khoảng 7,6%.
Động thái này diễn ra sớm hơn dự đoán của thị trường tài chính, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc phục hồi dần dần nhưng không đồng đều trong những tháng đầu tiên của năm 2023 và mở rộng tín dụng mạnh hơn dự kiến vào tháng 2.
Ngân hàng Trung ương cho biết việc cắt giảm là một nỗ lực “kết hợp các chính sách vĩ mô, cải thiện mức độ dịch vụ cho nền kinh tế và giữ thanh khoản đủ hợp lý trong hệ thống ngân hàng”.
Bài báo trên trang nhất của Nhật báo Kinh Tế cho rằng động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ làm giảm bớt căng thẳng do nhu cầu về tiền tăng đáng kể trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Việc tăng thanh khoản sớm cũng sẽ chuẩn bị cho giai đoạn mở rộng nhu cầu tiếp theo.
"Hiện tại rủi ro trong ngành ngân hàng ở nước ngoài đang tăng và môi trường bên ngoài ngày càng trở nên phức tạp", tờ báo viết.
Cụ thể, "các ngân hàng trong nước đang gặp áp lực về trả nợ trong lúc biên độ lãi ròng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Ngân hàng Trung ương đã kịp thời có động thái hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc để giải phóng thanh khoản cho hệ thống tài chính", báo cáo nhận định về quyết định vừa đưa ra.
Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã khởi sắc trong 2 tháng đầu năm 2023, khi tiêu dùng và đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy sự phục hồi sau những gián đoạn do COVID-19 gây ra, nhưng các động lực tăng trưởng truyền thống khác của nước này vẫn là một dấu hỏi lớn: xuất khẩu vẫn yếu trong bối cảnh suy thoái toàn cầu và khủng hoảng lĩnh vực bất động sản chỉ mới bắt đầu chuyển hướng một cách chậm chạp.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn trong năm nay là khoảng 5%, một trong những mức tăng trưởng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ.
Có thể bạn quan tâm:
FED có thể bơm 2.000 tỉ USD thanh khoản cho thị trường
Nguồn CNBC