Một góc Thượng Hải. Ảnh: Variety

 
Mạnh Đức Thứ Ba | 18/12/2018 12:21

Trung Quốc 40 năm đổi mới qua ảnh

40 năm trước, ấn tượng với sự hiện đại hóa của Nhật Bản, lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho kinh tế nước này.

Bốn mươi năm trước, tại một cuộc họp của các quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu quá trình biến Trung Quốc thành một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Khoảnh khắc mang tính bước ngoặt đó đã thay đổi tiến trình kinh tế của thế giới và tạo ra thứ được gọi là sự giàu có lớn nhất trong lịch sử. Hàng triệu nông dân trở thành công nhân nhà máy và doanh nhân, xây dựng một cường quốc sản xuất giúp đưa 700 triệu người thoát nghèo. Nhưng trong quá trình đó, họ đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng không kém cho đất nước ngày nay - ô nhiễm khủng khiếp, nợ cao và cuối cùng là cuộc đụng độ với các cường quốc kinh tế của phương Tây. Đây là cách mọi chuyện đã diễn ra.

Ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu những cải cách sẽ mở cửa nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Quá trình cải cách bắt đầu từ "bốn hiện đại hóa". Trong hình trên, là ông Đặng, thứ hai từ trái sang chụp tại Phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Trung ương 11 vào tháng 12.1978, và hình dưới, các cặp đôi đang khiêu vũ trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh năm 1978.

Chính sách một con

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Trong hình là một người đàn ông bế một đứa trẻ đi ngang qua một biển quảng cáo tuyên truyền "thực hành kiểm soát sinh đẻ để mang lại lợi ích cho thế hệ tiếp theo" tại Bắc Kinh vào ngày 22.2.1983. Ông Đặng đưa ra chính sách một con vào năm 1979. Động thái này đã giúp kiềm chế dân số quá mức mà được nhìn nhận là đang kìm hãm quốc gia, nhưng đã gieo mầm cho nhiều vấn đề nhân khẩu học mà Trung Quốc phải đối mặt ngày nay khi cố gắng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Thâm Quyến, đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Thâm Quyến trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của quốc gia (SEZ) vào tháng 5 năm 1980, trong nỗ lực tận dụng sức mạnh đầu tư và công nghệ của nước láng giềng Hồng Kông. Trong vòng bốn năm, đã có một chuỗi hơn một chục SEZ dọc theo bờ biển Trung Quốc, từ Bắc Hải ở phía nam đến Đại Liên ở phía đông bắc. Trên cùng là Thâm Quyến vào tháng 7.1984, chỉ bốn năm sau khi khu vực này được chỉ định là một khu kinh tế đặc biệt, và phía dưới, đám đông công nhân nhập cư xếp hàng tại cửa khẩu biên giới Shatoujiao trong thành phố vào năm 1986.

Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh
Trung Quốc đã khai trương sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải  (SSE)vào tháng 11.1990, khởi động lại sàn giao dịch cổ phiếu chính thức tại thành phố sau khi gián đoạn 41 năm. Trong hình là các trader làm việc tại SSE vào ngày 19/12/1990.

Nhận lại Hồng Kông

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Hồng Kông đã trở về Trung Quốc vào ngày 1.7.1997, 5 tháng sau khi ông Đặng mất. Ở đây, bên trái, một buổi lễ chào cờ trong lễ bàn giao chính thức ở Hồng Kông; trên cùng bên phải, các thành viên của quân đội Trung Quốc nhận  hoa trước khi qua biên giới vào Hồng Kông vào ngày 30.6, và phía dưới bên phải, Hoàng tử Anh Charles, giữa, với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Anh Tony Blair tại buổi lễ ngày 1.7.

Trung Quốc gia nhập WTO

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Sau nhiều năm đàm phán, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11.2001. Ảnh trên là Ủy viên Thương mại Liên minh Châu Âu Pascal Lamy, bên trái, bắt tay với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Shi Guangsheng sau khi ký thỏa thuận thương mại song phương tại Bắc Kinh vào ngày 20.5.2000, xóa bỏ trở ngại lớn cuối cùng để Trung Quốc gia nhập WTO.

Chương trình kích thích kinh tế Trung Quốc

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố kích thích 586 tỉ USD vào tháng 11 năm 2008. Trong những tháng sau đó, sự suy thoái của các nhà sản xuất xuất khẩu của Trung Quốc khiến khoảng 20 triệu lao động di cư mất việc. Trong ảnh là công trường xây dựng Nhà triển lãm Trung Quốc phục vụ cho Triển lãm Thế giới 2010 tại Thượng Hải vào ngày 18.9.2008.

Trung Quốc dẫn đầu trong sản xuất ô tô

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bằng sản xuất hàng năm vào tháng 12 năm 2009, vượt qua Nhật Bản. Trung Quốc hiện sản xuất ra nhiều ô tô hơn cả Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại. Trong vòng hai năm, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong hình là các nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Công ty ô tô SAIC-GM-Wending ở Liễu Châu, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 8 năm 2009.

Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012. Hình trên, một người đàn ông đang xem một bản tin phát sóng của Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào ngày 15 tháng 11 năm 2012, và phía dưới bên phải, ông Tập và các thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ chính trị  Trung Quốc đến một cuộc họp báo ngày hôm đó.

Con đường tơ lụa mới giữa Trung Quốc và Kazakhstan

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Trong chuyến thăm Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố ý định của Trung Quốc về việc tạo ra Con đường tơ lụa mới sẽ kết nối các quốc gia thương mại dọc theo các tuyến đường thương mại cổ xưa tới châu Âu. Trong những năm tiếp theo, kế hoạch đã phát triển thành một sáng kiến ​​trị giá hàng trăm tỉ USD. Đổi tên thành Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, liên quan đến hơn 100 quốc gia. Trong hình là những công nhân xây dựng tại một dự án đường sắt của một công ty Trung Quốc ở Astana, Kazakhstan, vào ngày 9 tháng 10 năm 2018.

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

Chính phủ Mỹ đã công bố thuế quan đối với hơn 1.300 loại hàng hóa Trung Quốc. Ông Trump cáo buộc Trung Quốc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ và lấy việc làm của Mỹ. Việc Trung Quốc trả đũa đã dẫn đến một đợt áp thuế quan thứ hai của Mỹ, khi một cuộc chiến thương mại toàn diện nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trung Quoc 40 nam doi moi qua anh

  Tàu chở hàng Marit Maersk ra khơi từ Cảng Container ở Thanh Đảo, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 5 năm 2018. Năm thứ 40 kể từ khi Trung Quốc mở cửa, nước này phải đối mặt với một số thách thức quốc tế lớn nhất, vì sự tăng trưởng thần kỳ mà xuất phát từ kế hoạch mở rộng sản xuất và xuất khẩu mà ông Đặng khởi xướng.

Nguồn Bloomberg