Trung Nhật đấu khẩu trên sàn hội đàm Davos
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo đã bộc lộ rõ rệt trên sànhội đàm của Hội nghị Kinh tế Thế giới ở Davos bắt đầu từ thứ tư 22/1. Thủ tướngNhật kêu gọi kiềm chế quân sự ở châu Á còn một nhà học giả Trung Quốc gọi ônglà "kẻ gây rối."
Thủ tướng Nhật bảo vệ hành động tới thăm đền Yasukuni nơi thờliệt sĩ thời chiến của Nhật, nó đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận. Ôngcũng ngầm chỉ trích sự tăng cường sức mạnh quân đội của Trung Quốc trong bài diễnvăn trước các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu.
Quan hệ Trung – Nhật từ lâu đã bị u ám bởi quan điểm BắcKinh cho rằng Tokyo không thực hiện hối cảitrước sự chiếm đóng nhiều phần Trung Quốc trước và trong Thế Chiến 2. Nólại càng xấu đi trong hai năm qua do tranh chấp lãnh thổ, chuyến thăm Yasukunicủa thủ tướng Nhật, và việc Trung Quốc thiết lập vùng phòng không mới.
Hai cường quốc lớn nhất châu Á buộc tội lẫn nhau về tính hiếuchiến tại Davos. Các chuyên gia chiến lược tại Davos nói mối căng thẳng này làrủi ro xung đột lớn nhất thế giới năm 2014 bên cạnh sự thù địch giữa Iran và Ả-rậpXê-út.
Các lời tuyên bố của thủ tướng Abe
“Chúng ta phải giới hạn việc mở rộng quân đội ở châu Á, nếukhông nó sẽ diễn ra không thể kiểm soát nổi,” là lời của ông Abe. Bài diễn văncủa ông là lời bảo vệ cho các chính sách kinh tế mở rộng được gọi là Abenomics.
“Lợi nhuận từ tăng trưởng không nên lãng phí cho mở rộngquân đội,” ông nói. “Ta phải dùng nó đê đầu tư cho cải tiến và tài nguyên conngười, chúng sẽ giúp tăng trưởng tốt hơn trong vùng.”
Ông Abe đang theo đuổi chính sách chủ động hơn về quân sự vàan ninh quốc gia. Trong đó có tiến tới chấp thuận dùng vũ lực giúp đồng minh bịtấn công và kêu gọi tranh luận về sửa đổi hiến pháp hậu chiến thiên hòa bình củaNhật.
Chính phủ của ông đã chấm dứt xu thế nhiều năm giảm chi tiêuquốc phòng và dự kiến tăng nhẹ trong nhữngnăm tới. Nhưng cùng lúc đó Tokyo phê bình quá trình đầu tư quân sự kéo dài cảthập kỷ của Trung Quốc và ngầm cáo buộc Bắc Kinh tội thiếu minh bạch trong ngânsách quốc phòng.
“Ngân sách quân sự nên hoàn toàn minh bạch và công bố chocông chúng theo dạng có thể kiểm tra được,” ông Abe nói, không nêu đích danhTrung Quốc.
Ông Abe cũng kêu gọi giải quyết tranh chấp qua “đối thoại vàchế độ pháp trị, chứ không phải qua bạo lực và cưỡng ép,” vốn là lời kêu gọi Tokyodùng để chỉ trích các hành động của Trung Quốc. Nó đã dùng trong vụ Trung Quốcđột ngột thiết lập vùng định dạng phòng không ở biển Hoa Đông có bao gồm cả cácđảo đang tranh chấp giữa hai bên hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Thủ tướng Abe nói đền Yasukuni vinh danh liệt sĩ Thế Chiến 1và chiến tranh Minh Trị 1868 (Meiji), chứ không chỉ có các tội phạm chiến tranhchết sau Thế Chiến 2. Đền cũng chứa cả đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh bấtkể quốc tịch.
Nhiều thủ tướng của Nhật đã từng đến thăm đền, ông Abe nói,và công bố ông đã thề cam kết Nhật Bản sẽ không bao giờ dính dáng tới chiếntranh nữa trong chuyến thăm của mình.
“Kẻ gây rối”
Quan điểm của ông Abe đã chịu chỉ trích lớn của học giảTrung Quốc Ngô Tâm Bá. Ông Ngô phát biểu trên một phòng họp khác đã gọi nhàlãnh đạo Nhật Bản là “kẻ gây rối” và coi ông ngang với giới lãnh đạo Triều Tiênrất khó đoán.
Quan điểm của ông Ngô thường phản ánh quan điểm của giớilãnh đạo Trung Quốc. Ông nói niềm tin giữa hai quốc gia đang rất thấp phần lớnvì chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe đã khơi dậy lửa phẫn nộ ở Trung Quốc.
Mặc dù ba nước Trung, Nhật và Mỹ không muốn có chiến tranh,quan hệ vẫn ở mức rất căng thẳng, ông nói. Bắc Kinh và Tokyo nên có cơ chếthông tin trong khủng hoảng.
“Quan hệ chính trị giữa các quốc gia sẽ vẫn rất lạnh nhạt,thậm chí là đóng băng trong thời kỳ ông Abe cầm quyền ở Nhật,” theo ông Ngô,giáo sư bộ môn nghiên cứu quan hệ quốc tế ở đại học Phúc Đán Thượng Hải.
Bên cạnh lời chỉtrích
Ông Abe cũng nhấn mạnh lại kế hoạch hồi sinh tăng trưởng chonền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tăng cường vai trò phụ nữ trong xã hội và đánhgiá lại danh mục đầu tư 1200 tỉ USD của Quỹ Đầu tư Lương hưu Chính phủ Nhật.
Chủ tịch WEF Klaus Schwab hỏi về việc liệu Nhật phát hànhnhiều trái phiếu chính phủ hơn cho chương trình kích thích kinh tế có làm nướcnày gẫy lưng không. Ông Abe nói chỉ với tăng trưởng đã hồi phục Tokyo mới có thểtăng nguồn thu thuế trả nợ.
John Chipman giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chiến lượcQuốc tế nói viễn cảnh tốt nhất để tránh gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốcchâu Á là thảo luận lặng lẽ giữa các quan chức quân đội để xây dựng các biệnpháp tăng cường lòng tin.
Cả thủ tướng Abe và ông Ngô kêu gọi hai nước xây dựng cơ chế thông tin trong khủng hoảng.
Nguồn Reuters