CNBC
Trung Đông: Cuộc chinh phục mới của Trung Quốc
Cơ hội khi Mỹ thay đổi chiến lược
Sự gắn kết hiện tại của khu vực với châu Á chưa hẳn là một tuyên bố về sự rút lui của Mỹ mà là sự trỗi dậy của nước châu Á có nhu cầu về năng lượng với sức mạnh mới về thương mại, khả năng kỹ thuật và nguồn lực đầu tư. Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á và là trung tâm kinh tế của động cơ tăng trưởng châu Á, đã trở thành một ảnh hưởng quan trọng trong khu vực then chốt này.
Có hai phần chính trong quá trình chuyển đổi này: một nước Mỹ trưởng thành và ngày càng tự chủ về năng lượng và sự gia tăng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của châu Á. Trung Đông đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Mỹ giờ đã trở thành một tay chơi chủ lực của thị trường dầu khí và điều đó góp phần thay đổi khu vực.
Đối với các kết nối của Bắc Kinh đối với khu vực, các chính trị gia và trí thức ở Trung Đông trước đây đã khuyến khích sự tham gia của Trung Quốc. Từ các quan hệ được hình thành trong phong trào hậu thuộc địa được xây dựng trên cơ sở thương mại, sự gần gũi về lịch sử và văn hóa châu Á ngày nay còn phổ biến hơn trong Chiến tranh Lạnh khi các nhà trí thức dân tộc Ả rập kêu gọi kết nối gần gũi hơn với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Ả rập ngày nay nhìn thấy một Trung Quốc mạnh mẽ, sẵn lòng gắn kết như là một điều củng cố uy tín của đất nước với hơn một tỷ người và trước đây mức tăng trưởng kinh tế không thể tưởng tượng nổi. Hơn nữa, sự hợp tác quốc phòng của Trung Quốc và vị thế thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ làm cho đất nước này trở thành một đồng minh vô giá. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước Trung Đông đang cố gắng tạo ra một sự cân bằng mới khi mà các nước như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - không ngã hoàn toàn về Mỹ hoặc Nga.
Sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Syria và Iran tạo ra một liên minh mới tại khu vực và đang tiếp tục lan rộng. Các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở châu Phi có nghĩa là Trung Quốc đang thiết lập một cộng đồng di cư và mạng lưới các sáng kiến gần biên giới phía Nam của các quốc gia Ả rập ở Bắc Phi.
Một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã được kết nối với vào Bờ biển Châu Phi với hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Đóó sẽ là một bước nhỏ từ đó để tiến sâu hơn vào Bắc Phi và kết nối qua các sáng kiến sa mạc Sahara ở vùng cận Sahara châu Phi với các sáng kiến trên Địa Trung Hải.
Một tương lai của hòa bình và ổn định ở Bắc Phi có thể mang lại đầu tư của Trung Quốc tăng lên. Trung Quốc hiện là một nhà đầu tư lớn và nhà tài trợ, viện trợ quốc tế cho Libya, nhưng đất nước vẫn còn quá nguy hiểm và chia rẻ quá sâu sắc khiến cho Bắc Kinh có thể coi đây là một thị trường đầu tư hấp dẫn.
Lợi thế riêng có của Trung Quốc
Trong khi đó, Algeria gắn chặt với quỹ đạo của Nga khi nước này tiến hành một cuộc chiến tranh ngầm với lực lượng nổi dậy thân Al Qaeda, nhưng Algeria có một cộng đồng người Trung Quốc đáng kể so với các nước láng giềng. Và ở Ai Cập, Trung Quốc đã tìm thấy một người tham gia nhiệt tình cho Sáng kiến Vành đai và Đường bộ. Kể từ Mùa xuân Ả Rập, Cairo đã xoay xở để đạt được sự cân bằng tinh tế giữa sự hỗ trợ của Mỹ và Nga - vì vậy nó có nhiều lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc.
So sánh thương mại giữa Trung Quốc (màu xanh đậm) và Mỹ (màu xanh nhạt) với các nước Trung Đông vào năm 2014. Ảnh Economist/IMF |
Chắc chắn, khi Ai Cập thời hậu Mùa xuân Ả rập vất vả giữ ổn định trong nước, Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh hấp dẫn vì Bắc Kinh thường không "can thiệp" vào công việc nội bộ của các đối tác nước ngoài.
Trong khi xây dựng hòa bình lâu dài có thể mang lại Trung Quốc quan hệ đối tác với Libya và Algeria, trong ngắn hạn, Ai Cập mới là mối quan hệ hứa hẹn nhất với các nhà đầu tư và các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Có lẽ Vùng vịnh là khu vực tạo ra nhiều tiềm năng phát triển quan hệ quốc tế cho Trung Quốc. Trung Quốc có lợi thế riêng có trong khu vực đó khi các mối quan hệ của Mỹ biến chuyển.
Không giống như Iran và Syria, Nga có rất ít khả năng giành được và giữ quyền lợi ở Riyadh và các quốc gia vùng Vịnh khác. Các đồng minh vùng Vịnh đã trở nên khó khăn đối với Washington, nhưng Moscow cũng mâu thuẫn với những nước trên.
Nga đã cáo buộc Ả rập Saudi tài trợ cho các chiến binh Chechnya và hỗ trợ các cuộc tấn công khủng bố chống lại quân đội của họ ở Syria. Moscow và Riyadh khó có thể gần gũi nhau bất chấp sự cần thiết phải hợp tác trong các cuộc thảo luận của OPEC. Trong khi đó, hợp tác giữa Ả rập Saudi và Trung Quốc quá rộng lớn đến mức thậm chí còn bao gồm cả khám phá không gian.
Chìa khóa thực sự ở đây là tính đồng thời của quá trình chuyển đổi vai trò của Mỹ ở Trung Đông và sự trỗi dậy về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc. Do nguồn cung dầu đang tăng lên, Mỹ đang trải qua một quá trình chuyển đổi từ cân bằng kinh tế - ngoại giao sang thiên về ngoại giao hơn.
Các cuộc tấn công tên lửa ở Syria và sự cô lập ngoại giao của Qatar hầu như không có tác động kinh tế nào đối với Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành các nỗ lực thương mại và ngoại giao nhằm củng cố chuỗi cung ứng năng lượng của mình và mở đường cho Sáng kiến “Vành đai và Con đường” với hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc.
Nguồn CNBC